Cần vạch trần, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật

Thứ ba, 08/06/2021 21:21
(ĐCSVN) - Đồng lòng chống dịch, chỉ ít giờ sau khi Chính phủ tổ chức Lễ ra mắt, Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 đã nhận được sự đóng góp với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Song, với động cơ chính trị thiếu trong sáng, ngay lập tức đã có những luận điệu vô lý nhằm xuyên tạc chủ trương đúng đắn, cách làm hiệu quả nói trên.
leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ ra mắt, Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19. (Ảnh: VGP).

Sau khi Chính phủ tổ chức Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 thì trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về những nghĩa cử cao đẹp, hành động đúng đắn, nhân văn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 của nhân dân ta. Trước hết, cần nhận thấy, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân từ rất sớm và coi đó là một giải pháp chiến lược để đẩy lùi dịch bệnh. Điều này không chỉ thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong việc chăm lo sức khỏe của nhân dân; mà còn phản ánh rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mà chúng ta đang nỗ lực xây dựng. Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân” (1); “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (2).

Mới đây nhất, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã khẳng định: "Tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho cộng đồng..." (3). Đây được xác định là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện ngay sau Đại hội. Điều này một lần nữa đã cho thấy quyết tâm chính trị lớn lao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Dù điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, nguồn lực hạn chế, song Đảng vẫn đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên hàng đầu. Thực tế, Việt Nam nằm trong danh sách không nhiều quốc gia trên thế giới sớm có chủ trương tiêm vaccine COVID-19 đại trà cho toàn dân. Từ giữa năm 2020 đến nay, với trách nhiêm được Chính phủ giao, Bô%3ḅ Y tế đã bền bỉ thực hiên hơn 200 cuôc trao đổi, làm viêc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vaccine. Đến nay, chúng ta đã có được 130 triêu liều vaccine trong năm 2021. Bô%3ḅ Y tế vẫn tiếp tục thương thảo nhằm đạt mục tiêu 150 triêu liều. Nhà nước đã nỗ lực gỡ bỏ mọi khó khăn vướng mắc về cơ chế, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để chúng ta có vaccine sớm nhất, nhiều nhất để tiêm cho toàn dân.

Hiện nay, thực hiện chủ trương chiến lược và mục tiêu “kép” vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta có đủ nguồn lực tài chính để bảo vệ sản xuất, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực trong bối cảnh tiềm lực kinh tế đất nước còn khó khăn do chịu tác động của dịch COVID-19, rất cần sự chung tay của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong thực hiện “mục tiêu kép”.

Việt Nam đã, đang và sẽ chống dịch COVID-19 hiệu quả bằng nguồn lực Việt Nam, cách làm Việt Nam, truyền thống Việt Nam. Điều này là thực tế đã được cả thế giới ghi nhận và các thế lực thù địch, phản động dù muốn cũng không thể phủ nhận được. Vì vậy,  một số ý kiến phiến diện, một chiều, thiếu thiện chí trên mạng xã hội không chỉ xa rời truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà con đi ngược lại quyền lợi của đại bộ phận nhân dân.

Viêt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới mong muốn thực hiên mục tiêu bao phủ vaccine cho ít nhất 2/3 dân số đến hết năm 2021. Theo tính toán, chúng ta cần khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho khoảng 75 triệu dân, với kinh phí ước khoảng 25.000 tỷ đồng. Mục tiêu đó đăt ra khi ngân sách nhà nước còn khó khăn. Hơn lúc nào hết, Chính phủ cần sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hôi. Việc huy động các nguồn lực của toàn dân còn là điều kiện để bảo đảm phòng, chống dịch lâu dài nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Bởi, cùng với chống dịch COVID-19, ngân sách Nhà nước còn phải được sử dụng linh hoạt, hợp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân chung tay đóng góp cho Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là hết sức cần thiết.

Qua hơn một năm kiên trì, kiên quyết chống dịch COVID-19 với 3 làn sóng dịch từ đầu năm 2020 đến nay, một trong những nhân tố giúp Việt Nam chiến thắng các làn sóng dịch COVID-19 trước đây chính là sức mạnh tinh thần to lớn. Đó chính là nhân tố chính trị tinh thần, là sự đoàn kết toàn dân, là sức mạnh của kỷ luật Đảng hòa cùng sức mạnh của kỷ cương phép nước, sức mạnh của sự nêu gương “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, sức mạnh của tình đồng chí, nghĩa đồng bào "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách", sức mạnh quyết tâm của các lực lượng xung kích trên tuyến đầu chống dịch...

Chung tay xây dựng Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 chính là góp phần nhân lên sức mạnh tinh thần to lớn nói trên, nhân lên sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trước đại dịch COVID-19.

Trong khi Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng xã hội, nếu thực sự xuất phát từ tinh thần xây dựng, thì mỗi chúng ta sẽ đều chung vui cùng dân tộc. Nhưng đâu đó vẫn còn những cá nhân “hằn học” trước thành quả của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ đưa ra những ý kiến thiếu khách quan, “chọc gậy bánh xe” nhằm phá vỡ sự đồng thuận xã hội trong việc tham gia đóng góp xây dựng Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.

Có một điều cần khẳng định, dù núp dưới bất kỳ luận điệu nào, những cá nhân, tổ chức cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về những nghĩa cử cao đẹp, hành động đúng đắn, nhân văn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 đều là những ý kiến lạc lõng, phiến diện. Những ý kiến đó cần bị vạch trần và loại bỏ khỏi đời sống xã hội./.

Tài liệu tham khảo:

(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 9, tr. 518.

(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 622.

(3). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập II, tr. 335.

TS Tạ Quang Đạo

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực