Cần có chính sách khuyến khích, thương mại hoá sản phẩm KH&CN

Thứ năm, 29/09/2022 10:13
(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, mặc dù chúng ta đã có những chuẩn mực theo thông lệ chung nhưng phải có chính sách để bảo vệ các tổ chức cá nhân và khuyến khích trong thực hiện chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ.
leftcenterrightdel
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: NB 

Ngày 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập". Hội nghị có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan; Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân; lãnh đạo các bộ ngành; các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước…

Báo cáo một số nội dung về chính sách tài chính phục vụ cho phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, đối với nguồn lực của ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ: Trong 5 năm vừa qua, chúng ta đầu tư khoảng 82.700 tỷ cho lĩnh vực khoa học công nghệ, trên 2,1 lần so với giai đoạn trước.

Tuy nhiên việc huy động nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, trong đó có cả các nguồn lực xã hội hóa, mới tập trung vào nguồn lực ngân sách nhà nước cũng như nguồn lực của một số doanh nghiệp, còn một số nguồn lực khác như nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước thì còn hạn chế.

Trong thời gian tới, cần huy động tổng lực nguồn lực hơn, có hướng huy động nguồn lực từ trên thị trường chứng khoán, thông các quỹ đầu tư mạo hiểm cho lĩnh vực khoa học công nghệ và các sản phẩm khoa học công nghệ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, đối với các chính sách thuế, chính sách của chúng ta áp dụng chung cho tất cả các thành phần và lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên đối với lĩnh vực khoa học công nghệ thì cơ bản chúng ta đã ưu đãi giảm thuế ở mức cao nhất đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, kể cả thuế xuất nhập khẩu, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Và trong chiến lược thuế đến năm 2030, chúng ta tiếp tục ưu đãi cao đối với lĩnh vực khoa học công nghệ.

“Đối với quỹ phát triển khoa học công nghệ của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng đang dự thảo Thông tư và xin ý kiến của các bộ, ngành để hướng khuyến khích thành lập, huy động nguồn lực từ các quỹ phát triển khoa học công nghệ của các doanh nghiệp”. Thứ trưởng cho biết.

Đối với chính sách chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, theo Thứ trưởng, có một số vướng mắc trong hướng dẫn Luật Tài sản công cũng như sự chồng chéo giữa Luật Tài sản công và Luật Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính cũng đang sửa đổi Nghị định 70 hướng dẫn Luật Tài sản công, theo hướng sẽ không bồi hoàn lại tiền ngân sách nhà nước đã đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu các sản phẩm khoa học công nghệ, để phục vụ chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ. “Nếu chúng ta sửa đổi theo hướng này sẽ khuyến khích trong việc chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ”, Thứ trưởng nêu rõ.

Về định giá công nghệ, Thứ trưởng cho biết, đây là vấn đề phức tạp, Bộ Tài chính đã đưa và từng bước đưa chuẩn mực quốc tế về định giá vào trong định giá của Việt Nam. Tuy nhiên về định giá, đặc biệt là định giá tài sản vô hình là rất khó khăn và sản phẩm khoa học công nghệ là những tài sản vô hình. “Mặc dù chúng ta đã có những chuẩn mực theo thông lệ chung rồi nhưng quan trọng là phải có chính sách để bảo vệ các tổ chức cá nhân và khuyến khích trong thực hiện chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ”./.

BL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực