Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp

Thứ năm, 09/10/2014 17:53

(ĐCSVN)“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” là mục tiêu của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005.

Xem toàn văn Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020"

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: K.V.


Về quan điểm cải cách tư pháp, Nghị quyết nêu rõ: Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời, phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Đồng thời, phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.

Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm nêu trên, Nghị quyết xác định 8 nhiệm vụ trong cải cách tư pháp:

Một là, hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp

Hai là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.

Ba là, hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Năm là, hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp.

Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp.

Bảy là, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp.

Tám là, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực