Con dấu của doanh nghiệp tại Việt Nam - Sự cải tổ cần thiết

Thứ năm, 09/10/2014 15:55

Đây là chủ đề của cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương (CIEM) tổ chức với sự tham dự của đại diện Nhóm ngân hàng thế giới, VCCI, Luật sư và các doanh nghiệp vào ngày 9/10 tại Hà Nội.

Hội thảo nhằm mục đích thảo luận những lợi ích và rủi ro nếu bắt buộc bãi bỏ con dấu của doanh nghiệp Việt Nam; trong đó, tập trung vào lợi ích và rủi ro khi bãi bỏ, hoặc lựa chọn dùng dấu hoặc không dùng trong doanh nghiệp; kinh nghiệm các nước bạn khi tiến hành bãi bỏ con dấu doanh nghiệp và lựa chọn dùng con dấu hay không dùng trong doanh nghiệp…

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, con dấu thay đổi sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư. Đây sẽ là bước thay đổi quan trọng, tuy nhiên, cần có phải có những chuẩn bị, ví dụ như: nhiều luật lệ hiện nay đòi hỏi hồ sơ phải có con dấu để hồ sơ đó có hiệu lực pháp lý, có một số điều phải thay đổi lại, góp vốn cổ phần, phải rà soát về mặt kỹ thuật nhiều, thay đổi tư duy rất quan trọng. Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn mẫu của mình, thậm chí về mặt an ninh an toàn còn tốt hơn các con dấu hiện nay.

Theo ông Jean Michel Lobet, đại diện nhóm Ngân hàng Thế giới, ngày nay con dấu công ty cần phải có để thành lập công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh binh thường ở 79 ( trong số 189) quốc gia, theo xác định của chỉ số Doing Business. Trong 6 năm qua, 17 nền kinh tế trong đó có Georgia, Slovenia, Pakistan và Rwanda đã quy định phải bỏ con dấu công ty để thành lập công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thông thường. Theo đó, nhiều quốc gia đã cố gắng loại bỏ yêu cầu này.

Ông Jean Michel Lobet cũng đã chỉ ra những hạn chế của con dấu công ty trên thực tế, con dấu công ty đã trở thành một thứ thủ tục ở nhiều quốc gia và không còn phục vụ mục đích ban đầu. Con dấu công ty không đem lại sự đảm bảo thêm nào do nó có thể bị làm giả một cách dễ dàng; đồng thời, cản trở việc chính thức thành lập doanh nghiệp do chi phí và đôi khi là quá trình sản xuất kéo dài. Bởi, theo báo cáo của Doing Business 2014, để khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam phải thực hiện 10 thủ tục, mất 34 ngày và tốn chi phí. Trong đó, khắc con dấu công ty mất 6 ngày với chi phí từ 165.000 VNĐ - 370.000 VNĐ cho con dấu đồng.

Luật sư Trương Thanh Đức Chủ tịch Công ty Luật Basico, Trọng tài viên VIAC cho rằng, giữ lại con dấu bắt buộc đối với doanh nghiệp là lại khoác thêm giá trị pháp lý cho DN, tự trói mình vào sợi dây pháp lý rắc rối, không cần thiết, lợi ít hại nhiều.

Đây sẽ là tiến bộ rất lớn trong tư duy quản lý doanh nghiệp của Việt Nam, trước đây Việt Nam có bệnh nghiện dấu, giờ bỏ được dấu khó không khác gì cai ma túy, nếu bỏ được thì cộng đồng doanh nghiệp rất lấy làm cảm kích tránh khỏi cảnh khổ vì dấu, nhòe, mòn, hay 5 năm thay con dấu 1 lần theo Thông tư của Bộ Công an, không chỉ là chi phí mà còn là phiền hà rắc rối… Luật gia Cao Bá Khoát, Chủ tịch công ty tư vấn K và cộng sự đã cho biết như vậy…/.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực