Hà Nội: Phấn đấu tối thiểu 85% người dân hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính

Thứ bảy, 29/05/2021 21:37
(ĐCSVN) – Đạt tối thiểu 85% về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính, gồm cả trực tiếp và trực tuyến...

 

leftcenterrightdel
 Giải quyết thủ tục hành chính tại Sở KH&ĐT Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Đây là một trong những mục tiêu tại Kế hoạch số 132/KH-UBND (Kế hoạch 132) về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng TP Hà Nội năm 2021 vừa được ban hành.

Cụ thể, Kế hoạch 132 đặt ra mục tiêu 20% các hệ thống thông tin của TP có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu TP được kế thừa, chia sẻ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đạt tối thiểu 85% về mức độ hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính, gồm cả trực tiếp và trực tuyến.

Tích hợp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với Cổng dịch vụ công quốc gia. 20% dịch vụ công trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một lần và thanh toán số; cho phép thực hiện thủ tục hành chính từ đầu đến cuối trên môi trường mạng, ngoại trừ những dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, gồm cả thiết bị di động.

50% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ. 20% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng. Tối thiểu 20% báo cáo định kỳ (không gồm nội dung cập nhật) của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc TP được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

10% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước TP để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. 10% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

20% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số. 50% cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước TP được đào tạo nâng cấp về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng, trong đó bảo đảm 100% cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân, giải quyết hồ sơ công việc được bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết hồ sơ trực tuyến.

20% hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước thuộc TP được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp quy định pháp luật và tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật. 20% các cơ quan nhà nước thuộc TP hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình "4 lớp".

Về nhiệm vụ, trong năm nay, TP Hà Nội sẽ tập trung phát triển: Hạ tầng kỹ thuật; các hệ thống nền tảng; dữ liệu; các ứng dụng dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin mạng. Trong đó, với việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ nhằm phục vụ người dân, doanh nghiệp, như hệ thống một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công TP, ứng dụng hóa đơn điện tử, hệ thống tư vấn khám/chữa bệnh từ xa...

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả các công nghệ số mới để phát triển chính quyền số; ưu tiên thực hiện đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin; không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung; hướng tới bảo đảm kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.../.

 

Trần Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực