Sơn La: Kế hoạch cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021

Thứ sáu, 07/05/2021 16:51
(ĐCSVN) - Sơn La phấn đấu tăng dần từng chỉ tiêu, chỉ số thành phần, kế hoạch tổng điểm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đạt trên 64 điểm, phấn đấu đến năm 2025 được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành “Khá” trong cả nước.
Ảnh minh họa 

UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành kế hoạch cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Sơn La năm 2021. 

Kết quả đánh giá PCI năm 2020 cho thấy, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Sơn La năm 2020 mặc dù đã được cải thiện ở xếp hạng, tăng 2 bậc so với năm 2019 (xếp hạng từ 57 lên vị trí 55), song điểm số giảm 1,33 điểm so với năm 2019, xếp vào nhóm Trung bình.

Kết quả đánh giá PCI năm 2020 cho thấy: Có một số chỉ tiêu, chỉ số thành phần tính bền vững chưa cao, cần thiết tiếp tục cải thiện chỉ số PCI năm 2021.

Do đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải thiện Chỉ số PCI tỉnh Sơn La năm 2021 nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Sơn La.

Kế hoạch nhằm mục tiêu chung là nâng cao nhận thức và quyết tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, gắn với xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương liên quan trực tiếp đến chỉ số PCI.

Nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu tăng dần từng chỉ tiêu, chỉ số thành phần, kế hoạch tổng điểm chỉ số PCI tỉnh Sơn La năm 2021 đạt trên 64 điểm, phấn đấu đến năm 2025 được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành “Khá” trong cả nước.

Kế hoạch nêu rõ 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp về tăng các chỉ số: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn trương ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động cụ thể, lồng ghép với kế hoạch cải thiện Chỉ số DDCI (nếu có) của đơn vị mình, cải thiện các chỉ số thành phần, chỉ tiêu cốt lõi còn yếu, điểm số đánh giá thấp. Trong kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị cần phân công, rõ trách nhiệm vai trò người đứng đầu và giữa các đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành, địa phương để có cơ sở kiểm tra, đôn đốc kết quả thực hiện.

Các Sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nâng cao nhận thức từ lãnh đạo đến cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ngành và địa phương, nhất là đối với các cơ quan có liên quan trực tiếp đến chỉ số PCI bằng cách đưa nội dung về cải thiện chỉ số PCI và mỗi trường đầu tư kinh doanh của tinh vào sinh hoạt chuyên môn, chuyên đê; sinh hoạt chi bộ, đảng bộ để nâng cao nhận thức, tư duy và cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện để có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp, linh hoạt và kiến nghị UBND tỉnh các giải pháp điều hành hiệu quả.

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh tích cực hợp tác, tăng cường đối thoại với các cấp chính quyền, phản ánh, trao đổi thông tin hiệu quả, góp phần xây dựng bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh Sơn La thành chính quyền thân thiện và đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng chung sức cải thiện và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La…/.

Minh Thư

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực