Năm 2010: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào Nam Phi

Thứ năm, 18/03/2010 10:53

(ĐCSVN) - Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất châu Phi với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý rất thuân lợi cho hoạt động giao thương. Trong nhiều năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt NamNam Phi đã có những bước phát triển mới. Năm 2010 là năm Nam Phi lần đầu tiên đăng cai tổ chức World Cup. Đây là một trong những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào quốc gia này.

 

 
 Nam Phi tổ chức World Cup 2010 là cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam
 đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này    
(Ảnh tư liệu)


Thị trường khu vực châu Phi nói chung và Cộng hòa Nam Phi nói riêng hứa hẹn những yếu tố tăng trưởng mới. Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu sang thị trường này, nhiều đoàn doanh nghiệp của hai nước đã có những cuộc gặp tìm hiểu về thị trường của mỗi bên và cũng đã thu được những kết quả ban đầu.

 

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nam Phi năm 2008 đạt 147 triệu USD; năm 2009 đạt 378,73 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu có thế mạnh  luôn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định ( khoảng 20%) như giày dép, dệt may, gạo, hạt tiêu, cà phê, hàng điện tử…Tuy nhiên, với với nỗ lực của hai bên, kim ngạch trên vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước.

 

Năm 2010, tình hinh kinh tế khu vực châu Phi và Cộng hòa Nam Phi nói riêng cũng còn phải đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, bởi ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trong hai năm qua (2008,2009). Song, nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế châu Phi có thể phục hồi và phát triển vào các  năm 2010-2011.Riêng Nam Phi đang từng bước chuyển mình, khắc phục khó khăn đưa nền kinh tế theo hướng đi lên.

 

Mới đây, Báo cáo Ngân sách năm 2010 của Bộ trưởng Tài chính Pravin Gordhan, có thể tổng hợp một số điểm nổi bật như sau: tình hình lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng, chưa có điểm dừng, thâm hụt ngân sách có thể lên tới 7,3% trong năm 2010 và có thể dẫn đến giảm đến 4,1% sản phẩm quốc nội  (GDP) trong năm 2013.

 

Theo đó, các biện pháp tích cực của Chính phủ nhằm vào các lĩnh vực ưu tiên, quan trọng tạo ra sự tăng trưởng mới cho nền kinh tế địa phương như:  giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ; hỗ trợ lao động chuyên sâu các ngành công nghiệp; chiến lược phát triển nông thôn…chú ý đến chất lượng đào tạo và giáo dục; tham gia vào thị trường lao động cũng như việc cải thiện cạnh tranh trong thị trường sản phẩm, phấn đấu giảm lạm phát, ổn định về tỷ giá hối đoái, mở cửa nền kinh tế để mở rộng đầu tư và thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu…và Chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng,tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển doanh nghiệp.

 

Một số chỉ tiêu mà Bộ trưởng Tài chính Nam Phi đưa ra như:  Dự đoán tăng trưởng kinh tế 2,3%/2010; 3,6%/2012; lạm phát trung bình ở mức 6% cho năm 2010 và 2011;

 

Năm 2010, World Cup có thể đóng góp 0.5% GDP cho tăng trưởng kinh tế. Trong 3 năm tới Nam Phi sẽ đầu tư 52 tỷ Rand ( khoảng 7 tỷ USD) cho các công trình công cộng và 845 tỷ Rand (khoảng 115,5 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng. Bộ trưởng Tài chính Gordhan cũng đưa ra một số chỉ tiêu về các vấn đề như trợ cấp xã hội 12,2 tỷ Rand; 2,5 tỷ Rand cho cơ sở hạ tầng; 1,5 tỷ Rand để giúp phát triển nông thôn…Bộ trưởng còn đề cập về việc tăng thuế đối với nhiên liệu, thuốc lá, bia và rượu mạnh. Đó là bức tranh khái quát ngân sách và nền kinh tế Nam Phi năm 2010 và vài năm tiếp theo.

 

Các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi thêm các chương trình hành động cụ thể của Chính phủ Nam Phi, các dự án lớn trong các ngành kinh tế  năm 2010 và các năm tiếp theo để nắm bắt các nhu cầu về hàng hoá, thiết bị… đáp ứng cho các dự án, công trình, hay nhu cầu tiêu dùng, tìm các thị trường ngách… nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như vật liệu xây dựng, xi măng, máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp nhỏ, máy tính và phụ kiện, lương thực, thực phẩm chế biến…

 

Trên cơ sở đó, công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đầu tư xuất khẩu của Việt Nam vào Nam Phi sẽ phát triển hơn. Nhất là các doanh nghiệp cần tiếp tục hưởng ứng chương trình của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động Quốc gia của Chính phủ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Châu Phi giai đoạn 2008-2010./.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực