Tôi học tập Bác Hồ ở lòng "nhân ái, giản dị và cần kiệm"

Thứ tư, 13/01/2010 10:07

Trong số 75 đại biểu tham gia buổi giao lưu gặp gỡ “ Những điển hình Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" khu vực Tây Nam Bộ diễn ra tại TP. Cần Thơ vào tối ngày 12/1, có một gương mặt trí thức trẻ mà thành tích giảng dạy, học tập và rèn luyện đã khiến cho mọi người phải chú ý với sự cảm mến, trân trọng. Đó là Thạc sĩ Phạm Văn Búa, giảng viên Đảng bộ cơ sở khoa Khoa học Chính trị trường Đại học Cần Thơ.

Từ một sinh viên khoa sử, tốt nghiệp ra trường năm 1996, giảng dạy môn lịch sử Đảng tại Đại học Cần Thơ được một năm, Phạm Văn Búa lại quyết định học thêm bằng đại học thứ 2 chuyên ngành Lịch sử đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Rồi từ 2002- 2004 tiếp tục học cao học 2,5 năm. Hiện tại Thạc sĩ Búa đang giảng dạy 2 môn lịch sử đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời năm 2006 tiếp tục là nghiên cứu sinh chuyên đề Mác lê Nin – Tư tưởng Hồ Chí Minh. Càng học tập, càng nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, Phạm Văn Búa càng thấy ham mê nghiên cứu giảng dạy các chuyên đề về Bác Hồ.

Thạc sĩ bộc bạch: "Tôi học tập Bác Hồ ở lòng nhân ái, giản dị và cần kiệm". Vì “ Dạy- chính là học lại lần thứ 2 ” nên bản thân tôi vẫn luôn học lại từng ngày, từng giờ, trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, trong từng câu chuyện kể về Bác… Trong quá trình giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tôi luôn cảm nhận được “cái tâm” của Người trong từng lời dạy. Trong “gia tài ” giá trị tấm gương đạo đức Bác để lại, tôi tâm đắc nhất : đức tính giản dị, gần gũi , sự cần kiệm liêm chính và lòng nhân ái bao la vô hạn của Bác đối với từng mãnh đời bất hạnh, với toàn thể đồng bào và cả nhân loại.

Sống trong môi trường sư phạm và được sự hỗ trợ của đồng nghiệp, Phạm Văn Búa đã hưởng ứng tích cực cuộc vận động của Bộ Chính trị, với tư cách là cán bộ giảng dạy môn khoa học chính trị, chuyên môn chính là truyền đạt môn tư tưởng Hồ Chí Minh, bản thân của Thạch sĩ đã ra sức tuyên truyền đưa Nghị quyết và cuộc vận động vào cuộc sống. Bằng khả năng của mình, một mặt thạc sĩ giải thích cho quần chúng nhân dân và sinh viên hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; mặt khác, tuyên truyền cho thế hệ trẻ sức đề kháng để có thể bát bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về Đảng và Hồ Chí Minh.

Quá trình nghiên cứu về Bác, Thạc sĩ luôn xúc động và hoàn toàn bị thuyết phục bởi lòng yêu thương con người rộng lớn của Bác: Đó là tình yêu thương Bác giành cho những người cùng khổ ( nhịn ăn cứu đói, thăm xóm nghèo vào giao thừa,..); cho bạn bè, đồng chí, những người trong quan hệ bình thường hằng ngày - yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ… (nhường ngựa chở hành lý cho đồng chí, nhường lối vào hầm trú ẩn); tình yêu thương giành những người lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải, những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã nhận ra và kiên quyết sửa chữa ; thậm chí, đó còn là tình thương yêu Bác giành cho kẽ thù bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng (nhường áo khoát khi thăm trại tù, cảm hóa sát thủ…). Đó là tình yêu thương Bác dành cho cả nhân loại... Lời nói của Bác nhưng cũng chính là tâm trạng của bản thân: “lúc chúng ta nâng bát cơm lên mà ăn, nghĩ đến người đói khổ chúng ta không khỏi động lòng…”, “ăn một miếng ngon lại nhớ đến người cùng khổ”… Cũng như đồng nghiệp của mình, bản thân thạc sĩ Phạm Văn Búa cũng đã hưởng ứng tích cực các cuộc quyên góp, cứu trợ cho đồng bào; giúp đỡ người tàn tật, lang thang, cơ nhỡ, những người gặp khó khăn…Hơn nữa, đó cũng là tình yêu thương thạc sĩ giành cho đồng nghiệp và sinh viên yêu quý của mình.

Là cán bộ trí thức, ở thạc sĩ Búa luôn toát lên phẩm chất: chân chất, gần gũi, khiêm tốn, chân thành, thẳng thắng… đặc biệt nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học nhưng mặt khác, thạc sĩ luôn đặt sinh viên vào vị trí như những người thân của mình, sẵn sàng mở lòng và tận tình chỉ dẫn, giải đáp tất cả những thắc mắc của các em; tôn trọng và chịu khó lắng nghe ý kiến của các em, thậm chí những ý kiến trái chiều và luôn đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của các em để cư xử, hướng dẫn, đánh giá…

Học tập Bác, nhớ lời Bác dặn cán bộ: “Tiền lương của cán bộ là do nhân dân đóng góp mà có. Ai lười biếng là lừa gạt dân”, gần 3 năm qua, Thạc sĩ Phạm Văn Búa luôn đến lớp sớm, chưa bao giờ để học trò phải chờ đợi; luôn có kế hoạch sắp xếp lịch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, sinh hoạt một cách hợp lý để nâng công suất và hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian. Bản thân luôn tự nhắc nhở “thời gian là vàng bạc”, luôn có tác phong nhanh nhẹn, làm việc gì cũng chăm chú, hăng hái; chú ý đến giờ giấc …Luôn có ý thức tiết kiệm cho bản thân, gia đình, nhà trường nhưng cũng là cho xã hội. Thể hiện hành động đơn giản: đó là ra khỏi phòng học nhớ tắt đèn, tắt quạt… Khi làm việc gì cũng nghĩ đến người khác, không kèn cựa, so đo hơn thiệt…

Thạc sĩ Phan Văn Thạng đồng nghiệp của Thạc sĩ Búa cho biết thêm : Dù mới 37 tuổi nhưng trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thạc sĩ Phạm văn Búa luôn thể hiện tấm gương lao động, sáng tạo miệt mài. Thạc sĩ đã có hơn 15 công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam… đã được đăng tải trên tạp chí Lịch Sử đảng của TƯ, các tạp chí khoa học của Đại học Cần Thơ ( ĐHCT) và các tỉnh, thành khác. Ngoài ra thạc sĩ Búa còn đang chủ biên hoặc tham gia cùng đồng nghiệp viết nhiều giáo trình chuyên ngành như giáo trình chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo trình tác phẩm kinh điển Hồ chí Minh…

Trong giảng dạy Thạc sĩ luôn chú trọng bổ sung phương pháp mới và kiến thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiển của sinh viên. Cụ thể môn học về tư tưởng Hồ Chí Minh của khoa do thạc sĩ phụ trách đã được sinh viên say mê học, lớp học theo tín chỉ của Thạc sĩ lúc nào cũng không còn chổ trống, nếu đăng ký chậm là không có chỗ ngồi. Thạc sĩ nêu tấm gương sáng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được quần chúng, đồng nghiệp và sinh viên tin yêu, quí mến. Nhiều năm liền đạt đảng viên xuất sắc. Năm 2008, Thạc sĩ Búa được công đoàn trường ĐHCT bầu chọn, tôn vinh là “ Tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” . Năm 2009, Thạc sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt được danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” và được đảng ủy trường tặng huy hiệu Bác Hồ./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực