Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thứ bảy, 15/11/2014 14:21

(ĐCSVN)- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có thế mạnh về nông nghiệp, chuyên sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của vùng chưa đồng bộ trong gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản…

Điều này được đa số đại biểu tham dự Diễn đàn khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL” diễn ra ngày 14/11 vừa qua nhất trí chung. Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang tổ chức

Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hội chợ triển lãm Nông - Ngư - Cơ ĐBSCL- An Giang năm 2014”.

 

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp của hảng KOBUTA (Nhật Bản) ở ĐBSCL (Ảnh: Minh Huyền)

Diễn đàn thu hút sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện, trường đại học thuộc Bộ NN&PTNT, các nhà khoa học, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các sở, ngành, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông dân các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về các chủ đề như: Ứng dụng cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) và chuyển đổi cơ cấu cây trồng (CĐCCCT); thực trạng và giải pháp CGH trong SXNN tại An Giang; một số máy móc, dụng cụ CGH phục vụ trồng bắp trên đất trồng lúa vùng ĐBSCL; phát triển ngành cơ khí để chủ động CGH SXNN, hiện đại hóa công nghiệp chế biến, tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa…

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng nhấn mạnh, thời gian qua, nhờ ứng dụng hiệu quả CGH vào đồng ruộng, với diện tích gieo trồng hàng năm trên 640.000 héc-ta, sản lượng lúa của An Giang đã đạt trên 4 triệu tấn/năm… Thực tế cho thấy, hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, máy móc vào quy trình SXNN đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, thêm sản lượng nhờ giảm thất thoát sau thu hoạch…

Ban tổ chức mong muốn thông qua diễn đàn, tập trung khích lệ, khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng CGH SXNN trong thời gian tới không chỉ ở ĐBSCL mà còn phủ rộng khắp cả nước.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực