Kiên Giang: Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Chủ nhật, 21/07/2013 19:57

Thực hiện Chương trình Nông thôn - Miền núi, từ năm 1999 đến nay, Kiên Giang được hỗ trợ 15 dự án, trong đó 8 dự án với mô hình sản xuất lúa mang lại hiệu quả, góp phần đưa Kiên Giang là địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa. Tổng vốn đầu tư cho 8 dự án này hơn 28,4 tỷ đồng từ kinh phí hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh và vốn đối ứng của nông dân tham gia dự án.

Được triển khai ở xã Định An (Gò Quao), mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải thiện giống lúa và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp đã đ ào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, nông dân về IPM, sử dụng giống mới, bón phân so màu lá, sạ hàng; sản xuất lúa hàng hóa, lúa xác nhận, chuyển giao lúa giống cấp nguyên chủng; mô hình VAC; thủy lợi nội đồng; nước sạch, vệ sinh môi trường, biogas, xử lý rơm rạ làm phân bón…

Mô hình phát triển nông - lâm - ngư nghiệp vùng đệm U Minh Thượng đã ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất lúa giống, tuyển chọn hơn 20 giống lúa năng suất cao cung cấp cho địa phương; triển khai mô hình nông - lâm - ngư kết hợp: trồng cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản nước ngọt, trồng rừng tràm và lúa; mô hình VAC…

Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Hiệp A (Tân Hiệp) đã nhân giống lúa xác nhận; chuyển giao lúa cấp nguyên chủng; sản xuất lúa hàng hóa; mô hình 2 lúa - 1 cá trên đất ruộng; m ô hình VAC; n ạc hóa đàn lợn, vịt lai siêu thịt, gà giống thả vườn; mô hình 2 lúa - 1 màu… Mô hình 1 lúa - 1 tôm được ứng dụng tại xã Thổ Sơn (Hòn Đất).

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, dự án bảo tồn đồng cỏ bàng xã Phú Mỹ (Kiên Lương) đã cải thiện thu nhập cho nông dân. Dự án xây dựng 5 mô hình sản xuất hiệu quả gồm: trồng lúa chất lượng cao theo kỹ thuật 3 giảm - 3 tăng, ứng dụng sạ hàng, áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch; thâm canh cỏ bàng; nuôi lợn thịt kết hợp túi ủ biogas cung cấp chất đốt cho nông dân, góp phần giảm ô nhiễm môi trường; nuôi trâu bò; vườn rau gia đình…

Dự án xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc Khmer xã biên giới Phú Lợi (Giang Thành) đã tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, nông dân nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp thay cho tập quán canh tác lạc hậu tại địa phương. Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác ổn định 1 vụ tôm - 1 vụ lúa mùa ở vùng U Minh Thượng.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng công nghiệp hóa tại xã Định Hòa (Gò Quao) đã á p dụng tiến bộ khoa học và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tiên tiến; sản xuất lúa chất lượng cao; sản xuất lúa giống cấp xác nhận 1; xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm lúa giống Định Hòa. Dự án chuyển giao công nghệ quy trình sản xuất lúa, kết hợp đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên cơ sở; trang bị máy móc phục vụ sản xuất và hỗ trợ lúa giống, vật tư nông nghiệp cho nông dân.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Niệm, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, th ông qua 8 dự án sản xuất lúa, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp từ Chương trình Nông thôn - Miền núi đã góp phần cho nền kinh tế của tỉnh phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2012 trên 11,81%, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 7,84% và đóng góp của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,7% GDP. S ản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2012, tỉnh đạt hơn 4,2 triệu tấn, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực và dự kiến năm 2013 trên 4,4 triệu tấn. Từng dự án đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao các quy trình kỹ thuật, công nghệ cho hơn 4.000 cán bộ kỹ thuật và nông dân địa phương.

Các dự án thúc đẩy nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, phục vụ phát triển nông thôn, nhất là trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Các dự án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường; góp phần tham gia thị trường khoa học - công nghệ; huy động các nguồn lực xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho nông dân, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo; đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân...


Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực