Ngành Hải quan quyết tâm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ

Thứ ba, 23/02/2021 15:56
(ĐCSVN) - Với mục tiêu tiếp tục, đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2021 theo yêu cầu tại các Nghị quyết số 02/NQ-CP các năm 2019, 2020 và 2021, Tổng cục Hải quan đã lên kế hoạch hành động để thực hiện hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Ảnh minh họa. (Ảnh: M.P)

Đẩy mạnh hiện đại hóa và tạo thuận lợi thương mại 

Thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đề ra là vừa bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả nhưng vẫn phải thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, để khơi thông dòng chảy thương mại trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động khiến các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, biên giới. Toàn ngành hải quan đã chủ động tổ chức nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp để tiếp nhận những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhờ vậy, trong năm 2020, ngành hải quan đã hoàn thành giải quyết các thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho một khối lượng hàng hóa lớn, với tổng giá trị kim ngạch đạt trên 515 tỷ USD, tăng 4,5% so năm 2019.

Bên cạnh việc tạo thuận lợi thương mại, công tác giám sát, quản lý nhà nước về hải quan tiếp tục được tăng cường trên tất cả các khâu, thực hiện theo xu hướng cải cách, hiện đại hóa, hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, ngành hải quan đã xây dựng đề án cải cách kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu trình Chính phủ để phê duyệt nhằm giải quyết triệt để những bất cập về vấn đề này. Đồng thời, mở rộng triển khai áp dụng hệ thống giám sát hàng hóa tự động; triển khai thực hiện định vị điện tử GPS; rà soát số liệu các mặt hàng nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; tăng cường công tác quản lý phế liệu nhập khẩu; áp dụng hệ thống một cửa quốc gia và hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài mang lại hiệu quả và lợi ích to lớn cho cả cơ quan hải quan cũng như các doanh nghiệp. 

Đặc biệt, trong năm 2020, Tổng cục Hải quan cũng đã cung cấp 202/238 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4, chiếm 85% tổng số thủ tục hành chính do Tổng cục Hải quan thực hiện, trong đó có 196 thủ tục hành chính đã thực hiện trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 82,4%); phối hợp chặt chẽ các đơn vị có liên quan tích hợp 70 dịch vụ công trực tuyến hải quan lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan đã phối hợp các bộ, ngành tích cực triển khai các thủ tục hành chính mới, mở rộng phạm vi, số lượng doanh nghiệp tham gia đối với các thủ tục hành chính đã triển khai đáp ứng mục tiêu và tiến độ kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020...

ặc biệt, từ đầu năm 2019 đến nay, Tổng cục Hải quan đã tích cực hoàn thiện yêu cầu bài toán nghiệp vụ để xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan tiên tiến, hiện đại, tích hợp. Hiện đang khẩn trương triển khai các nội dung để thuê Hệ thống CNTT trên cơ sở phê duyệt của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã đã khẩn trương triển khai Đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin hướng tới hải quan số; mở rộng thực hiện thanh toán điện tử thông qua kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước.

Tiếp tục tạo thuận lợi tối đa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

 
Năm 2021, Tổng cục Hải quan quyết tâm thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính. Trong đó, cơ quan Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; bảo đảm yêu cầu, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp trong việc tuân thủ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

Cơ quan Hải quan tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; rút ngắn quy trình xử lý, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước; giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước để phù hợp với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, chủ động tham mưu cho Bộ Tài chính đôn đốc, điều phối các bộ, ngành để tiếp tục cải cách toàn diện quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với quyết tâm kết thúc năm 2021, cơ quan Hải quan hoàn thành mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới đảm bảo năm 2021 hoàn thành nhiệm vụ tăng từ 10 - 15 bậc so với năm 2019. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo kế hoạch của Bộ Tài chính. Tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân, doanh nghiệp. Chủ động nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử và xây dựng, triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Để thực hiện các mục tiêu đó, Tổng cục Hải quan tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các văn bản sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định... Hoàn thành tiến độ, đảm bảo chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đã được cụ thể tại các chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính.

Nâng cao hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020 và các thông báo kết luận của Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung.

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành mở rộng số lượng thủ tục hành chính được kết nối qua Cơ chế một cửa quốc gia; nâng cao hiệu quả trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước ASEAN.

Tiếp tục đôn đốc, điều phối các bộ, ngành thực hiện đầy đủ các giải pháp cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, gồm: Áp dụng quản lý rủi ro dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hoá; chuyển mạnh từ chủ yếu thực hiện kiểm tra tại giai đoạn thông quan hàng hoá sang chủ yếu giám sát tại thị trường nội địa; công bố công khai danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành với mã số HS ở cấp độ chi tiết, cách thức quản lý chuyên ngành về xuất nhập khẩu tương ứng và chi phí mà doanh nghiệp phải trả; hình thức công khai phải đảm bảo phù hợp, dễ tiếp cận; áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Tiếp tục đôn đốc, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất, hiệu quả tối thiếu 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành, thực hiện công bố công khai, đầy đủ trên trang thông tin điện tử của bộ quản lý chuyên ngành về danh mục với mã HS tương ứng kèm theo Bảng so sánh danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành trước và sau khi cắt giảm theo yêu cầu của Chính phủ. Chủ trì theo dõi tình hình, đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đánh giá mức độ thay đổi và tác động đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Rà soát, hoàn thiện tài liệu về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan; chủ động kết nối với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, tăng cường công tác tuyên truyền, tạo lập kênh thông tin đế cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết về kết quả cải cách lĩnh vực hải quan để bảo đảm đánh giá, xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới khách quan, chính xác…

M.P

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực