Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới giá trị bất động sản tại các thành phố lớn trên thế giới

Thứ tư, 23/06/2021 14:29
(ĐCSVN) - Tác động vật lý của biến đổi khí hậu lên các thành phố đang ngày càng gia tăng và ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư bất động sản. Do đó, cần phải nghiêm túc xem xét những rủi ro và cách thành phố thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong những năm gần đây, những rủi ro thực tế, rõ ràng đã trở thành tác động lớn nhất của việc biến đổi khí hậu khi ngày càng có nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt và khó lường xuất hiện trên các trang báo, quy mô ảnh hưởng ở các quốc gia và các thành phố lớn đang ngày một leo thang.

Vào tháng 2/2021, Texas tuyên bố tình trạng khẩn cấp do bang này trải qua trận bão tuyết lớn với nhiệt độ được ghi nhận là thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Cháy rừng ở Úc, Brazil và Hoa Kỳ đang lan nhanh, California đã mất 4 triệu mẫu Anh (~0,4 hecta theo đơn vị) diện tích đất sau vụ cháy vào năm 2020. Năm 2019, nguồn nước của Cape Town chỉ còn đủ để sử dụng cho 90 ngày, trong khi thủ đô Jakarta, Indonesia thì bị ảnh hưởng bởi lũ lụt do gió mùa vào tháng 2/2021.

leftcenterrightdel
 Xem xét quy hoạch đô thị với biến đối khí hậu (Ảnh tư liệu)

Có ba loại thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu như: ảnh hưởng từ khí hậu, nhiệt độ tăng cao dẫn đến hạn hán và cháy rừng. Thủy văn, gây lũ lụt, tuyết lở và sạt lở đất. Các sự kiện khí tượng, dẫn đến bão. Trong khi các thành phố khác trải qua những thảm họa thiên nhiên như núi lửa và động đất, nhưng những điều này đều không liên quan trực tiếp đến việc biến đổi khí hậu. Dữ liệu từ công ty bảo hiểm Munich Re cho thấy tần suất và cường độ của những hiện tượng thời tiết này đang ngày một tăng lên. Năm 1980, theo thang đánh giá của Munich Re, tổng số sự kiện khí tượng thủy văn và khí hậu đo được là 222. Đến năm 2000, tăng lên 474 và đến năm 2019, được ghi nhận là 760. Trong đó, chỉ tính riêng các sự kiện thủy văn cũng đã đạt mức 360. Điều đó đồng nghĩa là thành phố trên toàn cầu đang gặp rủi ro, đặc biệt là các thành phố ven biển khi phải đối mặt với mực nước biển dâng cao, lũ lụt và những cơn bão đi kèm. Với các rủi ro được xem là vấn đề liên quan đến sự tồn tại của nhiều thành phố, họ nhận ra sự cần thiết phải đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng các chính sách giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nó cũng chiếm được nhiều sự ưu tiên hơn trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư bất động sản.

Giảm thiểu rủi ro cho cho vật chất

Phân tích rủi ro khí hậu tăng mạnh hiện đã trở thành một phần trong quá trình thẩm định và ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Abigail Dean, trưởng phòng Chiến lược toàn cầu cho Bất động sản Nuveen, cho biết: Đối với những rủi ro tự nhiên, những điều chúng tôi đang cố gắng làm là có thể xác định rõ rủi ro tự nhiên đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính thanh khoản, tăng trưởng cho thuê, khả năng bảo hiểm và chi phí bảo hiểm. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu thường dẫn đến chi phí bảo trì và chi phí bảo hiểm tăng. Ngoài ra chi phí vận hành cũng có thể tăng, ví dụ, nhiệt độ tiếp tục gia tăng và tài sản cần giảm thiểu lại. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của các thành phố đối với nhà đầu tư.

Phân tích các chi tiết từ chỉ số rủi ro của thành phố Lloyd, rủi ro cao nhất được tính dựa trên thiệt hại tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến từ 22 mối đe dọa, bao gồm một số lĩnh vực liên quan đến khí hậu. Kết quả cho thấy nhiều thành phố đang thực sự đối mặt với rủi ro. Tokyo xuất hiện trong top 10, với GDP lớn góp phần đáng kể trong bảng xếp hạng GDP toàn cầu, tuy nhiên thành phố lại dường như dễ xảy ra các thảm họa liên quan đến thời tiết, khi hứng chịu cả 4 thiên tai như: hạn hán, nắng nóng kéo dài, mưa lũ và bão.

Ngoài ra còn có các mối đe dọa không liên quan đến thời tiết như động đất dữ dội và những đợt phun trào của núi Phú Sĩ, đây là những vấn đề nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu mở rộng thẩm định khả năng phục hồi của các thành phố và tiên phong trong cách thích ứng biến đổi khí hậu. Dean chia sẻ: “Khi biết các thành phố rất dễ bị tổn thương, Chúng tôi đã yêu cầu [các chuyên gia tư vấn của chúng tôi]  cung cấp ý tưởng để kêu gọi mức đầu tư mà chúng tôi mong muốn từ chính quyền hoặc chính phủ liên bang để ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra”. Dean nói thêm: “Sau đó, chúng ta bắt đầu theo dõi xem số tiền đó có thực sự được chi tiêu chưa. Nếu chưa thì rõ ràng khu vực đó sẽ có nhiều rủi ro hơn.” Đối với nhà đầu tư bất động sản, việc xem xét rủi ro khí hậu sẽ tiếp tục thay đổi quá trình ra quyết định đầu tư đối với các khoản đầu tư mới vì họ cần hiểu chi phí tương lai – tác động của chúng tới lợi nhuận – và đảm bảo tài sản cá nhân có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nhiệt. Điều này càng ngày càng trở nên phức tạp và có thể chuyển đổi vốn dựa trên khả năng thích nghi của thành phố.

28 thành phố ven biển của Việt Nam thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn. Các tỉnh có khả năng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu cũng là những địa điểm có tốc độ đô thị hóa cao. Với 8 cơn bão trong vòng 5 tuần trong năm ngoái, chi phí của các thảm họa do khí hậu gây ra đã tăng nhanh chóng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cuộc sống, tài sản và sinh kế của con người, cũng như các hệ thống sinh thái có giá trị. Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trong top 10 thành phố hàng đầu thế giới có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Đến năm 2050, hàng triệu công dân tại thành phố này sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng từ các hiện tượng khí hậu thường xuyên và khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và bão nhiệt đới. Với vị trí hầu như không cao hơn mực nước biển, 40% –45% diện tích đất ở TP.HCM có độ cao 0–1 mét (m), 15% –20% là 1-2m, TP.HCM sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão nghiêm trọng hơn, triều cường và lũ lụt trong thời gian tới.

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho biết, biến đổi khí hậu và phát triển đô thị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi dân số của thành phố tăng lên, họ phải đối mặt với những thách thức bao gồm; cơ sở hạ tầng, nhà ở, quản trị, di chuyển đô thị và đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu. Xu hướng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và biến đổi đang tạo thêm áp lực cho phát triển đô thị. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển đô thị phải bền vững và thích ứng với khí hậu để cung cấp một môi trường an toàn và lành mạnh cho sự phát triển kinh tế của thành phố và nâng cao khả năng sống của người dân.

Những ý tưởng sáng tạo để giảm thiểu rủi ro thay đổi khí hậu

Amsterdam là thành phố đầu tiên áp dụng Kinh tế học Donut trong việc quản lý thành phố, dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm đặt ra mức tối thiểu cần thiết để có được chất lượng cuộc sống tốt tại thành phố.

Jakarta đã hoãn việc di dời thủ đô chìm đến đảo Borneo do COVID-19. Ban đầu, dinh thự quốc gia, các tòa nhà chính phủ và cơ sở hạ tầng giao thông đã được lên kế hoạch hoàn thành vào năm 2024.

Seville đã tìm ra cách tạo ra loại nước ép khác từ những quả cam vô tình rơi trên đường của thành phố và sử dụng khí mê-tan đươc tạo ra từ quá trình lên men cam nổi tiếng để tạo ra điện sạch.

Miami, một trong những thành phố dễ bị ảnh hưởng nhất từ bão, ngập lụt và nước biển dâng cao, đang đầu tư 4 tỷ đô vào kế hoạch “Rising above” để nâng cao đường xá, xây tường chắn sóng mới và lắp đặt hệ thống bơm, thoát nước.

Xem xét GDP của những thành phố có rủi ro lớn nhất khi chịu ảnh hưởng của bốn thảm họa thiên nhiên liên quan đến khí hậu khác nhau, các chuyên gia đã đưa ra ví dụ và cách hai thành phố đang hành động để giảm thiểu chúng, một thành phố nằm trong top 10 rủi ro và thành phố khác với các giải pháp sáng tạo.

Giá trị GDP của Newyork bị giảm nhiều nhất bởi các đợt nắng nóng kéo dài gây ra. Tuy nhiên, nước Pháp đứng thứ 2 trong danh sách, là thành phố tiên phong hành động ngăn chặn nguy cơ nắng nóng kéo dài sau khi hiện tượng này khiến 700 người dân của họ thiệt mạng trong mùa hè thảm khốc vào năm 2003.

Trong chiến lược về khả năng chống chịu năm 2017, thủ đô của Pháp đã đề ra kế hoạch biến 761 trường học của thành phố thành những ốc đảo xanh để tạo nhiệt độ mát mẻ hơn. Đến năm 2040, tất cả trường học của Pháp sẽ được tân trang lại với mái nhà rợp cây xanh, thiết bị hứng nước mưa, đài phun nước làm mát và trồng nhiều cây xanh. Những nơi mát mẻ này cũng có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển của thành phố, nơi mà không gian xanh đang ở mức thấp; hiện khoảng 10% so với khoảng 33% ở London.

Trong khi đó, thành phố Ahmedabad ở Ấn Độ ước tính rằng đã kịp thời ngăn được hơn 1.100 ca tử vong do nhiệt độ cao mỗi năm từ khi thành lập kế hoạch Hành động về nhiệt vào năm 2013. Kế hoạch là một sự nỗ lực để thích nghi, chẳng hạn như sử dụng vôi trắng để tránh nóng cho 3.000 hộ gia đình có thu nhập thấp và giảm thiểu chi phí hiệu quả đối với tình trạng nắng nóng khắc nghiệt trong thành phố, cũng như sự tham gia của cộng đồng cùng phối hợp giữa các cơ quan và hệ thống cảnh báo kịp thời.

Thành phố Thượng Hải, xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng những nơi chịu rủi ro và là một trong những thành phố dễ gặp rủi ro nhất trên thế giới, là một phần của chính sách thích ứng rộng rãi hơn của Trung Quốc được gọi là chiến lược thành phố bọt biển. Được khởi xướng vào năm 2014, yêu cầu đến 80% diện tích đất đô thị có khả năng hấp thụ hoặc tái sử dụng 70% lượng nước mưa. Thượng Hải cũng đang giảm khả năng tiếp xúc với mực nước biển dâng thông qua việc xây dựng tường chắn sóng để bảo vệ dài 520 km trải dài qua Vịnh Hàng Châu và bao quanh các đảo Sùng Minh, Hoành Sa, Trường Hưng. Thành phố Thượng Hải đang giảm khả năng tiếp xúc với mực nước biển dâng cao qua việc xây dựng tường thành bảo vệ dài 520 km.

Thành phố Rotterdam ở Hà Lan không lọt vào top 10 vì lý do hoàn toàn hợp lý: người Hà Lan đã biến nó thành một thành phố đồng bằng kiên cố nhờ học cách sống chung với nước biển. Mọi người đã xây dựng con đập đầu tiên vào thế kỷ 13, và các kênh đào mới được xây dựng vào những năm 1850 để cải thiện chất lượng nước và giảm sự bùng phát dịch tả. Ngày nay, các kênh đào này bảo vệ dân cư của thành phố khỏi lũ lụt mà không có trở ngại nào đối với giao thông đường biển. Thành phố cũng đang phải đối mặt với tình trạng quá nhiều nước mưa nên vì thế đã tạo ra các quảng trường nước có mục đích sử dụng thay thế trong thời gian khô hạn. Tại Benthemplein, ba quảng trường như vậy có thể thu nước mưa khi cần thiết nhưng cũng có thể được sử dụng làm giảng đường, sân bóng rổ và bóng chuyền và sân trượt ván.

Với việc thủ đô Tokyo phải chịu rủi ro từ cả bốn loại thời tiết khắc nghiệt đặc trưng ở đất nước này, không có gì ngạc nhiên khi thành phố này đã dẫn đầu trong các giải pháp sáng tạo để thích ứng phù hợp với khí hậu thiên nhiên - trong trường hợp lượng nước dư thừa từ các trận mưa bão và các dòng sông dâng cao. Hệ thống phòng thủ để ngăn chặn ngập lụt ở Tokyo là một công trình được ví như ‘Ngôi đền khổng lồ dưới mặt đất’ cách mặt đất 22m như là một phần của Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (MAOUDC) trị giá 2 tỷ đô la với chiều dài 6,3 km cùng với đường hầm và các buồng khoang.

Trên khắp thế giới ở Dominica, hòn đảo Caribe đang cố gắng trang bị khả năng chống bão sau sự tàn phá do cơn bão Maria gây ra vào năm 2017. Cách tiếp cận của hòn đảo này không chỉ là việc xây dựng lại các tòa nhà để chống bão mà còn đa dạng hóa nền kinh tế du lịch và nông nghiệp; ví dụ, mở rộng xuất khẩu trái cây như chuối là những hàng hóa cơ bản để phát triển. Những nỗ lực này được điều hành bởi Cơ quan Thực thi Khả năng Chống chịu Khí hậu của Dominica (CREAD), cơ quan này mở rộng các sang kiến từ quy tắc xây dựng đến các kế hoạch năng lượng địa nhiệt mới và cơ sở hạ tầng giao thông./.

 

 

Lê Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực