Các địa phương tập trung vào công tác thủy lợi chuẩn bị cho vụ Đông – Xuân

Thứ bảy, 30/01/2010 14:11

 

 Hệ thống thủy lợi ở một nước kinh tế nông nghiệp chủ yếu có vai trò rất quan trọng - Ảnh: Cát Tường

Chuẩn bị cho mùa vụ mới của năm 2010, nhiều địa phương đang tích cực tập trung cho công tác thủy lợi để đảm bảo một mùa vụ bội thu và hiệu quả.

Theo đó, nhằm hạn chế nguy cơ đất đai bị nước mặn xâm nhập, ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là trồng lúa và hoa màu, chính quyền địa phương đang khẩn trương chỉ đạo bà con nông dân thực hiện một số biện pháp cấp bách như: Huy động lực lượng tại chỗ đắp đập ngăn mặn, tu bồ các cống bọnhuoo; Tuyệt đối không được tự ý xả nước mặn vào ruộng để nuôi tôm; thực hiện phương án xả mặn bằng cách chờ khi thủy triều xuống, mở nắp cống để thoát nước bị nhiễm mặn ra sông. Cuối cùng là dùng hóa chất để khử mặn.

Cà Mau là tỉnh có bờ biển dài 250 km, do vậy thường xuyên nước mặn từ biển, hoặc các con sông lớn tràn vào đất liền, Mặt khác, hệ thống đê sông, đê biển có đoạn yếu dẫn tới nước mặn tràn vào, có nơi nước mặn tràn sâu vào trong năm bảy km. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn thì hiện nay toàn tỉnh Cà Mau có trên 20.000 ha đất bị xâm mặn. Đây là khu vực dành để trồng lúa, trồng rừng, nuôi cá nước ngọt , trồng các loại hoa màu và cây ăn trái, một khi nước mặn xâm lấn thì các loại cây con không phát triển được. Từ đây đến cuối tháng 3 hàng năm là thời điểm triều cường lên cao, do vậy việc ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ sản xuất là nhiệm vụ quan trong của chính quyền địa phương hiện nay.

Trong khi đó, sau 5 năm xây dựng, cụm đầu mối và hệ thống kênh chính 17,5km của công trình thuỷ lợi Ia M'Lá, huyện Krôngpa, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, bước đầu phục vụ nước tưới cho hơn 100ha vụ lúa đông xuân 2009 - 2010. Vụ lúa nước đầu tiên trên vùng đất khó này có khoảng 120 hộ đồng bào dân tộc trong vùng được hưởng lợi. Công trình thuỷ lợi Ia M'lá có tổng năng lực tưới hơn 5.000ha, là công trình có quy mô lớn thứ hai sau công thuỷ lợi Ayunhạ được xây dựng trên dòng suối Ia M'Lá. Với dung tích 54 triệu m3 nước trong lòng hồ, công trình không những phục vụ nguồn nước tưới cho các loại cây trồng với quy mô lớn mà còn phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát điện và cấp nước sinh hoạt phục vụ cho 36.000 dân trong vùng bình quân mỗi năm 1 triệu m3. Những phần việc còn lại của công trình, chủ yếu là hệ thống kênh mương cấp 1 và kênh nội đồng, các đơn vị thi công đang tập trung sức đẩy nhanh tiến độ và phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2010.

Kết hợp với việc phục vụ dân sinh kinh tế ở các địa bàn trong vùng tưới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bổ sung nguồn vốn hơn 70 tỷ đồng để nâng cấp tuyến đường từ thị trấn Phú Túc đến cụm đầu mối của công trình thuỷ lợi Ia M'lá với chiều dài hơn 15km, nhằm tạo điều kiện giao thông được thông suốt phục vụ tốt việc vận chuyển, trao đổi hàng hoá. Tuyến đường này có quy mô đường cấp IV miền núi làm bằng bê tông cốt thép, mặt đường rộng 7,5m (trong đó phần bê tông mặt đường rộng 5,5m), riêng 3km đường trong vùng thị trấn Phú Túc rộng 10m và cũng đang phấn đấu hoàn thành vào cuối năm nay.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực