Không để lợi dụng chặt, phá cây rừng

Thứ ba, 19/01/2021 19:39
(ĐCSVN) - Việc khai thác cây Đào, cây Mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo, quản lý tại cơ sở; tuyên truyền, vận động không để lợi dụng chặt, phá cây rừng.

Đó là một trong những nội dung tại công văn số 356/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây Đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

 Ảnh minh họa (Ảnh: PC)

Công văn nêu rõ, thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021, ngày 6/1/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 50/BNN-TCLN hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị này của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nhận được văn bản số 72/UBND-KT ngày 8/1/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục khai thác và xác nhận cây Đào trồng.

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau: Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo triển khai các giải pháp tại Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 6/1/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc khai thác cây Đào, cây Mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo, quản lý tại cơ sở; tuyên truyền, vận động không để lợi dụng chặt, phá cây rừng. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, trong thời gian trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách đảm bảo khả thi đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn để áp dụng thống nhất trong cả nước./.

BT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực