Tìm kiếm, mở rộng thị trường cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

Thứ năm, 03/12/2020 22:38
(ĐCSVN) - Năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng chương trình đã đạt được những kết quả rất tích cực. Đến nay, đã có 31 tổ hợp tác (THT), HTX với hơn 6.300 nông dân trồng rừng đã và đang được hưởng lợi từ chương trình, trong đó đáng chú ý có 37,5% người là nữ, 51% người dân tộc.

AgroViet 2020: Kết nối giá trị nông sản Việt

Những thông tin trên được khẳng định tại Hội thảo kết nối các tổ chức sản xuất rừng và trang trại với thị trường. Hội thảo diễn ra chiều ngày 3/12, tại Hà Nội do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) tổ chức.

leftcenterrightdel
Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ AgroViet 2020 (Ảnh: HNV) 

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển nông lâm nghiệp kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng. Hội NDVN ở các cấp đã và đang tổ chức nhiều hoạt động, dự án giúp hội viên nông dân phát triển các mô hình kinh tế trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp gắn với trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời giúp nông dân thành lập các nhóm lợi ích, tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển sản xuất rừng và trang trại. Tuy nhiên, số HTX, THT trong lĩnh vực nông lâm nghiệp hoạt động hiệu quả chưa nhiều. Các THT, HTX gặp không ít những khó khăn khi tiếp cận thị trường do quy mô sản xuất chưa đủ lớn, năng lực tổ chức sản xuất còn hạn chế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các THT, HTX thiếu bền vững...

Được biết, chương trình Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) II đã và đang hỗ trợ, thúc đẩy nông dân sản xuất rừng và trang trại nhỏ lẻ làm việc theo tổ chức, THT, HTX; nâng cao năng lực; huy đông sự tham gia của các bô%3ḅ, ban ngành có liên quan, chính quyền các cấp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các THT, HTX trong quá trình hoạt đô%3ḅng, sản xuất và kinh doanh. Một trong những hoạt động trọng tâm của Chương trình FFF của TW Hội NDVN do FAO tài trợ là kết nối.

leftcenterrightdel
Gian hàng trưng bày các sản phẩm của chương trình FFF (Ảnh: HNV) 

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế T.Ư Hội NDVN, Phó giám đốc Chương trình FFF II cho biết: Những năm qua, các cấp Hội NDVN đã và đang tổ chức nhiều hoạt động, dự án giúp hội viên nông dân phát triển các mô hình kinh tế trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp gắn với trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng.

Đặc biệt, được sự hỗ trợ từ Chương trình FFF của FAO, Hội NDVN đã triển khai Chương trình  FFF từ năm 2015 đến nay (giai đoạn I từ 2015-2017). Sau thành công của giai đoạn I, Hội NDVN tiếp tục được lựa chọn là đối tác chính của giai đoạn II (2019 – 2022). Chương trình đang được thực hiện tại 5 tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hoà Bình, Sơn La, Thái Nguyên.

Năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng chương trình đã đạt được những kết quả rất tích cực. Đến nay, đã có 31 tổ hợp tác (THT), HTX với hơn 6.300 nông dân trồng rừng đã và đang được hưởng lợi từ chương trình, trong đó đáng chú ý có 37,5% người là nữ, 51% người dân tộc. Một số THT, HTX đã tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ để đưa vào siêu thị và xuất khẩu.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay giúp các THT, HTX sản suất nông lâm nghiệp kết nối thị trường.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Hà Phúc Mịch chia sẻ tại Hội thảo (Ảnh: HNV) 

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương (Ba Bể, Bắc Kạn) cho biết: Tham gia Chương trình FFF II, HTX đã tập trung sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm chủ lực, đặc sản ở địa phương đồng thời đã tổ chức 7 nhóm hộ tham gia kinh doanh liên kết như nhóm trồng và sản xuất bí thơm cho 67 hộ liên kết với đầu ra rất thuận lợi; nhóm trồng và sản xuất lúa nếp Tài có 34 hộ tham gia... góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Hay như anh Nguyễn Văn Tiến, HTX Đào Thịnh, Yên Bái chia sẻ về tác động của dự án đã làm bà con nông dân thay đổi cách thức sản xuất dưới tán rừng, thu lại hiệu quả kinh tế cao... Đặc biệt, nhờ dự án, bà con nông dân đã tiếp cận rất gần với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, vì sự phát triển bền vững và tốt cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội.

Cũng tại Hội thảo, TSKH Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã khẳng định, nông nghiệp hữu cơ không đơn giản chỉ là sử dụng đầu vào hữu cơ thay thế đầu vào vô cơ. Nó mang ý nghĩa bao trùm rộng lớn hơn rất nhiều mà không đơn thuần chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất đảm bảo chất lượng và sản lượng. Nông nghiệp hữu cơ chú trọng tới việc tạo ra sản phẩm lành có chất lượng, đảm bảo các mối quan hệ công bằng giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, với môi trường sinh thái, với vật nuôi và vạn vận có liên quan.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Hiệp hội sẵn sàng phối hợp với dự án đề nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình, không chỉ củng cố nhận thức mà còn giúp đỡ bà con hiểu biết tỉ mỉ và làm đúng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tới đây, Ban Quản lý Chương trình FFF II tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng các mạng lưới liên kết giữa THT, HTX; đẩy mạnh liên kết giữa các THT, HTX với các bên liên quan, nhất là với doanh nghiệp theo chuỗi sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm nông nghiệp./.

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực