Biến thể Delta đã được ghi nhận tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thứ tư, 21/07/2021 21:42
(ĐCSVN) - Ông Nguyễn Văn Hiến bị xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; thêm 5.357 ca mắc COVID- 19 trong ngày; Việt Nam đã sản xuất lô vaccine COVID-19 Sputnik-V thử nghiệm đầu tiên; biến thể Delta đã được ghi nhận tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ; ... là những tin tức đáng chú ý trong ngày 21/7.

Xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Hiến

Thủ tướng Chính phủ  vừa có Quyết định số 1277/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Hiến, do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian công tác và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/7/2021.

Trước đó, ngày 3/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định xóa tư cách nguyên Tư lệnh Hải quân với nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, đô đốc Nguyễn Văn Hiến.

leftcenterrightdel

Xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Hiến.

(Ảnh: TTXVN)

Tại Kỳ họp thứ 44, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự xảy ra tại Quân chủng Hải quân.

 Tại Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.Nguyễn Văn Hiến

Tại phiên xét xử sơ thẩm tháng 5/2020, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân tuyên phạt Nguyễn Văn Hiến 4 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ sai phạm đất đai xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại phiên phúc thẩm sau đó, ông Nguyễn Văn Hiến  được giảm án xuống còn 3 năm 6 tháng tù.

Thêm 5.357 ca mắc COVID- 19 trong ngày 

Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 21/7 cho biết trong ngày 21/7 có 5.357 ca mắc mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3556), Bình Dương (964), Đồng Nai (170), Đồng Tháp (109), Tiền Giang (65), Long An (60), Hà Nội (42), Vĩnh Long (39), Khánh Hoà (38), Bến Tre (35), Cần Thơ (32), Tây Ninh (30), Phú Yên (26), Ninh Thuận (22), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Vĩnh Phúc (18), Đắk Lắk (17), Bình Phước (12), Kiên Giang (12), Trà Vinh (10), Hậu Giang (9), Bình Định (8 ), Bình Thuận (7), Hà Giang (6), Quảng Ngãi (6), Sóc Trăng (6), Nghệ An (5), Lâm Đồng (5), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1) trong đó có 1.081 ca trong cộng đồng.

Tính đến chiều ngày 21/7, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc, trong đó có 2.099 ca nhập cảnh và 66.078 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 64.508 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

leftcenterrightdel
Ảnh minh hoạ. Nguồn: TL. 

Tuy nhiên, trong ngày hôm nay cũng đã ghi nhận 528 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 11.971 ca.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 93.160 xét nghiệm cho 367.291 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.754.692 mẫu cho 12.853.317 lượt người.

Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.336.833 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.019.161 liều, tiêm mũi 2 là 317.672 liều.

Việt Nam đã sản xuất lô vaccine COVID-19 Sputnik-V thử nghiệm đầu tiên

Ngày 21/7, truyền thông nhà nước Nga dẫn thông báo của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) thông báo Việt Nam đã sản xuất mẻ vaccine COVID-19 Sputnik-V thí nghiệm đầu tiên do Nga nghiên cứu phát triển. Công ty đối tác VABIOTECH bên phía Việt Nam đã xác nhận thông tin này.

Đài Sputnik, hãng tin Reuters đưa tin các mẫu phẩm của lô vaccine thử nghiệm này sẽ được chuyển đến Trung tâm Gamaleya ở Nga để đánh giá chất lượng.

Thông cáo của RDIF nêu rõ: "Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga, quỹ tài sản có chủ quyền của Liên bang Nga, và Vabiotech, một trong những công ty dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, thông báo về việc sản xuất lô thử nghiệm vaccine Sputnik V chống lại virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Các mẫu trong lô thuốc đầu tiên sẽ được gửi đến cơ quan kiểm tra chất lượng của Nga."

leftcenterrightdel
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Y tế đã phê chuẩn vaccine COVID-19 Sputnik-V của Nga ngày 23/3 vừa qua.

Phát biểu với báo giới, Giám đốc RDIF, ông Kirill Dmitriev nói: “RDIF và Vabiotech đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ. Đại dịch COVID-19 còn tiếp diễn, các chủng virus mới, nguy hiểm hơn đang xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, vì vậy RDIF đang tăng cường năng lực sản xuất Sputnik V, để tăng tốc độ tiêm chủng bằng một trong những loại thuốc tốt nhất trên thế giới."

Chủ tịch Công ty Vabiotech, ông Đỗ Tuấn Đạt được RDIF dẫn lời phát biểu với đài Sputnik: “Chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa RDIF và Vabiotech sẽ giúp cung cấp cho Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á loại vaccine COVID-19 chất lượng và giá cả phải chăng.”

Sputnik V là vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Theo RDIF, tới nay gần 68 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng dân số trên 3,7 tỷ người đã đăng ký vaccine Sputnik-V.

WHO: Biến thể Delta đã được ghi nhận tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trong bản tin dịch tễ học hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/7, tính từ ngày 13-20/7, biến thể Delta đã được phát hiện thêm ở 13 quốc gia, đưa tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca nhiễm biến thể này lên con số 124. 

leftcenterrightdel

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở California, Mỹ, ngày 11/1/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

WHO nhấn mạnh khu vực ghi nhận các ca nhiễm biến thể cần quan tâm (VOC) gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta tiếp tục được mở rộng, trong đó Delta có thể nhanh chóng vượt qua các biến thể khác trở thành biến thể "thống trị" trên toàn cầu trong những tháng tới.

Bên cạnh đó, WHO cũng bày tỏ quan ngại về nguy cơ lây lan trên toàn cầu của cả 4 loại VOC, trong đó Alpha đã được phát hiện ở 180 quốc gia, Beta được ghi nhận ở 130 quốc gia, Gamma được phát hiện tại 78 quốc gia.

Theo số liệu của WHO, trong tuần từ 13-20/7, thế giới đã có hơn 3,4 triệu ca mắc mới COVID-19 và hơn 56.000 ca tử vong, tăng lần lượt so với tuần trước đó 12% và 1%, qua đó đưa tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu kể từ khi đại dịch bùng phát lên 190.671.330 ca, trong đó có 4.098.758 người không qua khỏi./.



 

PV (tổng hợp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực