Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày

Thứ tư, 05/05/2021 20:03
(ĐCSVN) - Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày; Cách ly y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh; Xét xử đại án Nhật Cường; Nhật Bản và Pháp quan ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông… là những tin đáng chú ý trong ngày 5/5.

Bộ Y tế kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Quyết định này theo được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia về dịch tễ học và virus học. Theo đó nâng thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày như trước đây lên 21 ngày. Đây là quyết định mới nhất từ Bộ Y tế chiều 5/5. Quyết định kéo dài thời gian cách ly được áp dụng ngay từ ngày 5/5.

Theo Bộ Y tế, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới trong thời gian qua với sự xuất hiện của những biến chủng mới của SARS-CoV-2, các nhà khoa học phải nghiên cứu, đánh giá lại thời gian ủ bệnh của COVID-19.

Như vậy, trước mắt thời gian cách ly tập trung đối với những người có tiếp xúc gần với các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 và các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam sẽ kéo dài 21 ngày thay vì 14 ngày so với trước đây.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tập trung, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly; thực hiện bàn giao những người thực hiện xong cách ly cho các địa phương nơi họ sinh sống theo đúng quy định; Trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương nhận bàn giao cần thực hiện triệt để việc giám sát, theo dõi y tế đối với những trường hợp này trong 7 ngày tiếp theo…

Như vậy chỉ trong vòng 1 ngày, Bộ Y tế có sự thay đổi quyết định về thời gian cách ly tập trung. Trước đó sáng cùng ngày Bộ Y tế quyết định vẫn giữ nguyên 14 ngày, tuy nhiên đưa ra một số điều kiện để siết chặt.

Nhân viên y tế vận chuyển hàng hóa, thiết bị trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Kim Chung, sau khi có quyết định cách ly y tế. (Ảnh: Nguyễn Khánh)

Cách ly y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh

Ngày 5/5, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi phát hiện một bác sỹ công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2, Bộ Y tế đã chỉ đạo bệnh viện rà soát, tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ nhân viên y tế, học viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hiện đang có mặt tại bệnh viện.

Đêm 04 rạng sáng ngày 05/5/2021, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiến hành lấy mẫu, làm xét nghiệm và phát hiện một số mẫu dương tính với vi rút SARS-CoV-2 của một số bệnh nhân và nhân viên trong một số khoa điều trị của bệnh viện. Bước đầu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhận định đây là chùm ca bệnh COVID-19 do lây nhiễm trong khu điều trị bệnh nhân nội trú của bệnh viện tại cơ sở Kim Chung.

Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện lập tức khoanh vùng, tổ chức cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với các khoa, phòng của bệnh viện và thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngay tại cơ sở Kim Chung của bệnh viện, bắt đầu từ 8h00 ngày 05/5/2021. Đồng thời, bệnh viện phải tổ chức rà soát toàn bộ các quy trình phòng, chống dịch COVID-19 tại bệnh viện, tổ chức cách ly các khu vực, khoa phòng phát hiện các ca bệnh, đảm bảo không để xẩy ra các ca lây nhiễm mới trong bệnh viện.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, thời gian cách ly từ 08h00 ngày 05/5/202 đến 0800 giờ ngày 19/5/2021. Trong thời gian cách ly y tế, bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị các ca bệnh mới dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết trong 307 mẫu đã có kết quả, có 14 trường hợp ghi nhận dương tính, trong đó có 2 nhân viên y tế, 8 bệnh nhân điều trị bệnh khác trong viện đã bị lây nhiễm COVID-19, 4 người nhà mắc COVID-19. Số còn lại gồm hơn 400 mẫu sẽ có kết quả xét nghiệm trong chiều 5/5.

Xét xử đại án Nhật Cường

Ngày 5/5, TAND TP.Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử 15 bị cáo trong vụ án “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường). Dự kiến phiên xét xử kéo dài 7 ngày, kể cả ngày nghỉ.

Trước khi bước vào phần thủ tục, thẩm phám Trần Nam Hà, Phó chánh tòa Hình sự (TAND TP.Hà Nội chủ tọa phiên tòa cho biết, HĐXX nhận được giấy báo tử của bị cáo Mai Tiến Dũng, Trưởng ngành hàng máy cũ Công ty Nhật Cường. Bị cáo Dũng tử vong ngày 23/4 tại Bệnh viện E Hà Nội do trọng bệnh, trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Ngay tại tòa, chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đình chỉ vụ án, đồng thời hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo này. Các bị cáo còn lại vẫn xét xử theo quy định.

Theo cáo trạng, Công ty Nhật Cường được thành lập từ năm 2001, có trụ sở chính tại phố Lý Quốc Sư (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), do Bùi Quang Huy (đang trốn truy nã) làm Tổng giám đốc kiêm đại diện theo pháp luật; ngành nghề chính buôn bán thiết bị, linh kiện điện tử viễn thông…

Từ năm 2014 đến ngày 9/5/2019, Bùi Quang Huy đã sử dụng hệ thống nhân sự của Công ty Nhật Cường để giao dịch mua 2.502 đơn hàng với 16 nhà cung cấp nước ngoài, trong đó mua 255.311 sản phẩm điện thoại di động iPhone các loại, máy tính, máy tính bảng, máy nghe nhạc, Apple TV, đồng hồ và một số điện thoại nhãn hiệu khác, tổng trị giá 2.927 tỉ đồng, của nhiều chủ hàng tại Mỹ, UAE, Singapore, Hồng Kông...

Sau khi mua hàng, Bùi Quang Huy và đồng phạm không ký hợp đồng với các nhà cung cấp để nhập khẩu chính ngạch mà chi 72 tỉ đồng để thuê các đối tượng vận chuyển, tiếp nhận hàng của nhà cung cấp và tổ chức vận chuyển trái phép từ nước ngoài về Việt Nam, bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài; đường biển qua Hải Phòng và đường bộ qua Lạng Sơn, Quảng Ninh.

 Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Trần Cương)

Thông qua hệ thống phân phối của mình, Công ty Nhật Cường đã tiêu thụ 254.364 sản phẩm nhập lậu, thu được tổng số tiền hơn 3.213 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính số tiền 221 tỉ đồng. Đồng thời, trốn thuế giá trị gia tăng 26,8 tỉ đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp 3,1 tỉ đồng.

Cơ quan tố tụng đã truy tố 15 bị cáo trong vụ án, trong đó, Nguyễn Thị Bích Hằng, Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường và Nguyễn Ngọc Bảo, Giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường, bị xét xử về tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

13 bị cáo còn lại bị xét xử về tội “buôn lậu”, trong đó có Trần Ngọc Ánh, Phó tổng giám đốc; Đỗ Quốc Huy, Giám đốc bán hàng; Trần Tất Khoa, Giám đốc Nhật Cường Quảng Châu; Lê Hoài Phương, nhân viên; Bùi Quốc Việt, nhân viên; Hoàng Văn Phong, Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường…

Đề nghị kỷ luật Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vì tự ý điều động cán bộ

Ngày 5/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Nông đã thông báo kết luâ%3ḅn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với  bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông

Qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông kết luận: Với trách nhiệm là ủy viên Ban cán sự Đảng, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh ký tờ trình số 45-TTr/BCSĐ, ngày 7-2-2020 thay mặt Ban cán sự Đảng, đề nghị Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về công tác cán bô%3ḅ đối với ông Trần Thanh Bình, giám đốc Bê%3ḅnh viê%3ḅn Đa khoa tỉnh Đắk Nông, trong khi Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Nông chưa họp thông qua và thống nhất, là vi phạm quy chế làm việc của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2016-2021.

Với trách nhiệm là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, bà Hạnh còn ký quyết định số 146/QĐ-UBND về viê%3ḅc tạm thời điều đô%3ḅng công tác đối với ông Trần Thanh Bình, là vi phạm quy định về thẩm quyền, trách nhiê%3ḅm của chủ tịch UBND tỉnh ban hành kèm theo quyết định số 13, ngày 4-7-2017 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý bô%3ḅ máy, biên chế và cán bô%3ḅ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông: "Điều đô%3ḅng, tiếp nhâ%3ḅn, luân chuyển, biệt phái, cho thôi việc, nghỉ hưởng chế đô%3ḅ đối với công chức, viên chức thuộc diện Tỉnh ủy quản lý sau khi có văn bản đồng ý của Ban thường vụ Tỉnh ủy".

Khuyết điểm, vi phạm của bà Tôn Thị Ngọc Hạnh thuộc về chức trách, nhiê%3ḅm vụ được giao, vi phạm quy chế làm việc của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và quy định về phân cấp quản lý cán bộ thuộc diện Ban thường vụ quản lý, đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật của Đảng. Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy thống nhất thực hiện quy trình xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với bà Tôn Thị Ngọc Hạnh.

Nhật Bản và Pháp quan ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 5/5, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Quan điểm này được ông Toshimitsu Motegi nêu tại Hội nghị ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại London (Anh).

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở London (Anh) ngày 3/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) 

Trước đó, trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian bên lề hội nghị, hai bên đã nêu quan ngại về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2 vừa qua, cho rằng luật này có thể gây đe dọa về mặt an ninh tại các vùng biển trong khu vực.

Ngày 27/4, Nhật Bản đã công bố Sách Xanh ngoại giao 2021, trong đó nêu rõ những hoạt động mở rộng hiện diện quân sự thiếu minh bạch và đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông gây quan ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế.

Thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục có một số hoạt động gây căng thẳng tại Biển Đông, trong đó có việc tuyên bố đảm bảo thực thi lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 1/5/2021 trên vùng biển có phạm vi bao gồm một phần Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục điều tàu hoạt động tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam...

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29/4, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử đối với cả chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam, được xác lập theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển của Việt Nam đều vô giá trị và không được công nhận"./.

Đỗ Thoa (tổng hợp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực