Bài 2: Hỗ trợ tỉnh Savannakhet phòng, chống dịch bệnh COVID-19 an toàn

Việt Nam chung tay cùng Lào đối phó hiệu quả với đại dịch COVID-19
Thứ năm, 20/05/2021 10:16
(ĐCSVN) – Tiếp tục hành trình trong chuyến công tác hỗ trợ CHDCND Lào phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong các ngày từ 16-19/5, đoàn hỗ trợ tỉnh Savannakhet triển khai các biện pháp tích cực phòng, chống dịch.

Bài 1: Hỗ trợ tỉnh Champasak phòng chống dịch bệnh hiệu quả, an toàn

Với 1 thành phố và 14 huyện gồm 1.024 bản trên toàn tỉnh, Savannakhet có hơn 1 triệu dân và đang phải đối mặt với nguy cơ COVID-19 lan rộng sau trường hợp đầu tiên ghi nhận ngày 09/03/2021 là lao động bên Thái, đã cách ly tại KM4.  Trường hợp thứ ca bệnh thứ 2 ghi nhận ngày10/4/2021 phức tạp hơn vì đã cách ly và cho về nhà, sau 2 ngày có sốt và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Đáng chú ý, ngày 23/4/2021 ghi nhận có 01 trường hợp F1 liên quan đến 2 người Thái Lan, 1 người Lào đã nhập cảnh trái phép và làm số ca tăng vọt, đến nay, toàn tỉnh có 65 trường hợp được ghi nhận(tại cộng đồng nghi nhận nhiễm 40%).

Kiểm tra và rà soát công tác phòng chống dịch bệnh tại bệnh viện Savannakhet

 Hình ảnh đoàn công tác khảo sát tại bệnh viện dã chiến tỉnh Savannakhet ngày 18/5/2021 (Ảnh: PV)

Đánh giá về thực trạng ngăn ngừa dịch tại Bệnh viện đa khoa Savannakhet, đoàn chuyên gia cho biết, Viện đã đặt vị trí tiếp đón sàng lọc ở cổng ra vào, bố trí khu sàng lọc nhưng chưa phân luồng hướng đi cho chuyển về khu cách ly; phòng lấy bệnh phẩm xét nghiệm không kín, vị trí không hợp lý do đặt ngay giữa lối đi bệnh nhân khác và thân nhân; Không có rải ngăn cách với khoa dược và khoa khám bệnh; Nhân viên sàng lọc thiếu trang bị phương tiện bào hộ; Cho người nhà vào buồng đệm; Không có thùng rác chứa rác lây nhiễm ở khu sàng lọc, buồng lấy mẫu; thực hiện lấy mẫu chung bệnh nhân nghi ngờ và bệnh nhân thông thường; Phân luồng chưa hợp lý từ khu sàng lọc  khu cách ly. Còn nhiều thân nhân, bệnh nhân ở dọc đường đi; Cần có xe đẩy, băng ca riêng để chuyển bệnh nhân COVID, xử lý sau vận chuyển.

Đoàn chuyên gia cũng nhận thấy bệnh viện đã phân công trực dịch bệnh với 6 nhân viên y tế chia thành 3 ekíp, mỗi ê-kíp 2 người, làm việc trong 24h/24h. Tại khu sàng lọc có dụng cụ kiểm tra nhiệt độ, phân loại, biểu mẫi khai báo y tế, giải ngăn cách và phân luồng đi rõ ràng. Tất cả người đi vào bệnh viện đều được kiểm tra nhiệt độ, nếu sốt hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ COVID-19 nào sẽ được đưa vào khu chờ lấy xét nghiệm. Với những người bệnh có tình trạng nặng và có nguy cơ COVID-19 sẽ được chuyển trực tiếp vào khu Nội 2 để xử trí và lấy mẫu xét nghiệm tại đó.

Tuy nhiên, đoàn chuyên gia y tế Việt Nam vẫn đề xuất cần trang bị dây, hàng rào ngăn cách, biển báo hướng đi; đặt lại vị trí phòng lấy bệnh phẩm; thực hiện ngăn cách bằng dây, đặt biển báo ngăn cách quanh buồng đệm; trang bị đủ phương tiện PHCN ở phòng đệm, trang bị thùng đựng rác; đặt lại vị trí phòng lấy mẫu PCR; cập nhật quy trình xử lý xe, phun khử khuẩn môi trường sau khi vận chuyển bệnh nhân; sàng lọc bằng sticker dán ghi ngày để quản lý mỗi ngày người ra vào Bệnh viện; Bệnh nhân ở phòng đệm cần cho mang khẩu trang…

Với các khu cấp cứu, khu ICU, khu Nội 2 cùng các khoa Sản, Nhi, đoàn chuyên gia y tế Việt Nam đã khảo sát chi tiết, đánh giá mặt được và chưa được trong các khâu ngăn ngừa, kiểm soát và cứu chữa bệnh dịch. Theo đó, đoàn đề xuất trang bị thêm các vật dụng y tế cần thiết (vớ chân, áo choàng, có thể trang bị biển báo dây giăng cũng như vẽ mũi tên hướng dẫn chi tiết…) cũng như hạn chế thăm nuôi để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt chú ý thiết lập phòng cách ly, phòng đệm tại khoa cũng như cập nhật việc phân loại nguy cơ để lấy mẫu xét nghiệm dựa trên kinh nghiệm của người lấy mẫu, chưa phù hợp với tiêu chuẩn lấy mẫu theo quy trình xử lý dụng cụ tại từng khoa, đơn vị của bệnh viện song song với việc chủ động xây dựng kịch bản ứng phó khi có bệnh nhân nhiễm COVID-19 vào khoa, đơn vị.

Riêng với khoa ICU cho COVID-19, cần thiết lập lại khu vực giường bệnh, cửa sổ, chuẩn bị đầy đủ các máy móc thiết bị y tế, hệ thống theo dõi trung tâm, hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật cao, hệ thống oxy trung tâm hoặc các máy thở có hệ thống khí nén riêng. Chú ý để bảng nội quy ra vào, khu sàng lọc cần kiểm soát người nhà, cần có lối đi riêng, kiểm soát nhân viên giao nhân dụng cụ y khoa, thực phẩm bảng nội quy phòng cùng bảng quy trình xử lý sốc phản vệ. Đặc biệt, cần có sự chuẩn bị về nhân lực và nguồn lực tại các khoa thiết yếu khi có số lượng bệnh nhân tăng vọt, đảm bảo thời gian trực tại đơn vị.

Bổ sung trang bị máy thở, máy NV cùng các máy móc khác phục vụ điều trị các ca nặng dễ có nguy cơ lây nhiễm cao.

Khuôn viên bệnh viện dã chiến tỉnh Savannakhet  (Ảnh: PV)

Ngoài ra, tăng cường kế hoạch tập huấn xét nghiệm cho các nhân viên ở các phòng xét nghiệm khác trong tỉnh dự phòng khi dịch bùng phát trên diện rộng cũng như bổ sung thêm trang thiết bị dự phòng thay thế khi máy hiện có hư hỏng trong quá trình vận hành.

Công tác xử lý rác thải y tế thực theo quy định của phòng ATSH cấp 2, theo quy định của Bộ y tế Lào; thực hiện phân loại rác thải y tế, hấp tiệt trùng xử lý tại  trước phòng xét nghiệm khi đem đến điểm thu gom của bệnh viện, vệ sinh khử nhiễm phòng xét nghiệm hàng ngày.

Kiểm tra, kiến nghị với khu cách ly tập trung và cộng đồng trên địa bàn tỉnh

Với khu cách ly tập trung tại sân vận động KM số 4, Ban quản lý có 7 nhân viên y tế (chỉ có một nhân viên y tế được Sở Y tế tập huấn về phương pháp phòng dịch COVID-19, sau đó tập huấn lại cho các nhân viên khác trong khu cách ly) và 16 công an, bộ đội với 2 cán bộ tăng cường trực đêm từ Sở Y tế. Không có kế hoạch phân luồng, sơ đồ bố trí cụ thể tại khu cách ly sân vận động. Người nhập cảnh được phân loại nguy cơ qua vùng dịch tễ do Bộ Y tế cung cấp danh sách.  Trưởng khu cách ly hiện mới nhận nhiệm vụ 3 tuần do đó chưa được tập huấn quản lý khu cách ly.

Khu cách ly tập trung cải tạo từ sân bóng rổ, sân bi sắt chuyển thành khu cách ly tập trung với khoảng 40-55 người/ khu. Khu 4-7 ngày là khu nhà ở với phòng dao động từ 6 đến 14 người. Khu cách ly 8-11 ngày tập trung tại nhà bóng đá trước khi được chuyển sang khu cách ly 14 ngày. Khi hoàn thành thời gian thì người được cách ly đi bộ và di chuyển sang khu kế tiếp.

Bên cạnh đó, quản lý chất thải không phân biệt rác thải nguy cơ lây nhiễm hay rác thải thông thường. 2 ngày/ lần rác được thu gom và được một công ty chuyển đi. Không nhớ công ty xử lý rác thải là công ty nào và chưa biết cách xử lý rác đó ra sao. Khu vực người sinh hoạt và nhà vệ sinh không đảm bảo an toàn. Quần áo không được quy định chỗ phơi. Tiện đâu phơi ở đó trong khuôn viên khu cách ly.

Với khu cách ly cộng đồng khu vực có nhiều ca bệnh tại làng Sanamsay, huyện Kaysone, làng có 3 ca bệnh dương tính liên quan đến ca bệnh 246 tại tỉnh.  Các trường hợp tiếp xúc gần là người trong nhà được theo dõi cách ly tại nhà chính quyền địa phương giám sát ngày 2 lần và được người dân xung quanh cùng giám sát. Điều tra truy vết bệnh nhân 391 còn bỏ sót người tiếp xúc gần là con 4-5 tháng tuổi và mẹ là người chăm cháu trong khi các người khác được giám sát y tế tại nhà (hai nhà đối diện qua đường). Khi có kết quả dương tính, chính quyền không được thông báo cũng như không có thông tin của người tiếp xúc khác. Người tiếp xúc gần tự đi đến khu vực lấy mẫu và thông báo kết quả âm tính cho chính quyền địa phương. Không có thông tin phản hồi từ y tế cho địa phương về những người có nguy cơ tiếp xúc gần. Chưa có hướng dẫn cho xã thực hiện giám sát như thế nào và quy trình phòng chống lây nhiễm cho người tiếp xúc gần. Bệnh viện huyện là cơ quan y tế tư vấn cho chính quyền xã cũng không có thông tin về các trường hợp tiếp xúc gần được xét nghiệm.  Chưa có hướng dẫn xử lý rác thải cho những người đang được cách ly trong cộng đồng. Các đối tượng được cách ly dạng F1 vẫn được đi chợ trong khung giờ cho phép…

Trang thiết bị y tế của bệnh viện dã chiến tỉnh Savannakhet  (Ảnh: PV)

Qua đó, đoàn chuyên gia khuyến nghị xây dựng quy trình và qui định cách ly để hướng dẫn các cán bộ cách ly thực hành tốt phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Sở Y tế tham mưu việc phân loại nguy cơ để lấy mẫu xét nghiệm không nên dựa trên kinh nghiệm của người lấy mẫu để chỉ định đối tượng lấy mẫu.  Thời gian cách ly chưa bao phủ thời gian ủ bệnh 14 ngày do đó có nguy cơ lây lan ra khu cách ly và cộng đồng với những trường hợp có thời gian ủ bệnh dài hơn 7 ngày. Xây dựng hướng dẫn cho chính quyền địa phương để phân rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của chính quyền trong phòng chống dịch. Cần có cơ chế phản hồi thông tin từ y tế phòng chống dịch để báo cho chính quyền địa phương triển khai các công tác phòng chống dịch đồng bộ tỉnh huyện xã. Cần chủ động điều tra truy vết, lấy mẫu và xét nghiệm để xác định các mối nguy cơ tiềm tàng gây dịch trong cộng đồng. Quản lý chặt chẽ nguồn lây là người tiếp xúc gần F1, nếu có thể tiến hành cách ly tại khu cách ly tập trung.Có danh sách chính thức trả kết quả xét nghiệm âm tính cho ban quản lý làng để thuận tiện theo dõi đánh giá nguy cơ, giám sát.

Hà Anh
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực