Huyện Thạch An: Chuyển đổi số tạo đà phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba, 10/12/2024 21:36
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp đột phá để thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển, huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng) đặt mục tiêu triển khai hiệu quả CĐS trên cả ba trụ cột: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.

Thúc đẩy phát triển chính quyền số

Với mục tiêu xây dựng chính quyền số để dẫn dắt CĐS, huyện Thạch An quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) từ huyện đến xã, đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng. Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính làm việc có kết nối internet phục vụ công việc chuyên môn. 100% các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện, UBND xã, thị trấn và người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được cung cấp và sử dụng chữ ký số trong hoạt động công vụ. Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ toàn huyện được cấp là 328 chữ ký số trong đó có 266 chữ ký số cá nhân, 62 chữ ký số tổ.

UBND huyện Thạch An luôn bám sát kế hoạch, hướng dẫn của UBND tỉnh, các sở, ngành về tiếp cận, tham gia chương trình CĐS doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tỷ lệ cao; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động xúc tiến thương mại; Thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Thường xuyên thông tin tuyên truyền tới các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về các chủ trương, chính sách của cấp trên về CĐS. Đây là động lực tăng trưởng kinh tế và là nền tảng để phát triển kinh tế số ở địa phương.

Huyện Thạch An đẩy mạnh triển khai Đề án 06 phục vụ chuyển đổi số. 

Nổi bật trong CĐS là huyện đã từng bước thay đổi được nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là về việc thực hiện đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích thiết thực trong đời sống. Theo đó, đến thời điểm hiện tại 100% các xã, thị trấn đã ban hành quyết định Hợp nhất BCĐ chuyển đổi số cấp xã với Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 cấp xã thành BCĐ chuyển đổi số cấp xã thuộc đơn vị quản lý 14/14 xã, thị trấn, với 95/95 tổ chuyển đổi số cộng đồng, với 440 thành viên, hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số trên địa bàn. Để tuyên truyền, đưa các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, thúc đẩy CĐS, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số thông qua Tổ CĐS cộng đồng.

Với các doanh nghiệp, CĐS là xu thế tất yếu để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Để thu hút, kêu gọi đầu tư, thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, UBND huyện Thạch An cũng đã ký kết hợp tác, triển khai các nội dung CĐS với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin như VNPT, FPT, Viettel...

Phó chủ tịch UBND huyện Thạch An Nông Long Giang cho biết: “Huyện tăng cường tuyên truyền về Đề án 06 để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện hiệu quả; tập trung đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an ninh, an toàn; duy trì, xây dựng các mô hình điểm về thực hiện Đề án 06; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, có sự kết nối, chia sẻ phục vụ hiệu quả yêu cầu chính đáng của người dân và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Thay đổi để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, để CĐS thành công, trước hết cần chuyển đổi nhận thức và tư duy. Thay đổi rõ rệt nhất có thể kể đến là đội ngũ cán bộ, công chức đã nâng cao nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc CĐS, thay đổi tác phong, lề lối làm việc. Đối với người dân và doanh nghiệp, hiệu quả thể hiện rõ nét qua việc dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình và DVCTT một phần ngày càng được nhiều người dân và doanh nghiệp biết đến; nắm bắt được quy trình giải quyết hồ sơ, TTHC, cơ chế chính sách đối với người dân và doanh nghiệp.

 Phòng học môn Tin học của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Thạch An được trang bị đầy đủ thiết bị.

Việc thực hiện CĐS trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch đang được thúc đẩy mạnh mẽ; tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ thông minh ngày càng tăng nhưng chủ yếu là tập trung tại khu vực đông dân cư, tập trung những tiện ích. UBND huyện đã quan tâm tạo kênh tương tác 2 chiều với người dân thông qua các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, phố biến đến người dân được nhanh chóng, kịp thời. Triển khai tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử huyện về công tác triển khai CĐS. Tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến.

Từ những kết quả đạt được, huyện Thạch An tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CĐS của cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện nền tảng hạ tầng số, ứng dụng số phục vụ xây dựng chính quyền điện tử. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán phí, lệ phí tại quầy một cửa hàng cấp huyện để người dân có thể thanh toán tiền thông qua ví điện tử và tài khoản ngân hàng bằng cách quét mã QR, triển khai đầu tư hệ thống họp không giấy tờ trong cơ quan nhà nước, ứng dụng các nền tảng số để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người dân trên môi trường mạng./.

Nhóm PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực