|
Bệnh nhân chờ được chuyển vào bệnh viện điều trị COVID-19 ở thành phố Ahmedabad, Ấn Độ ngày 22/4 - Ảnh: Reuters |
Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 23/4 cho thấy, hiện toàn thế giới có 123.308.006 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 18.928.249 ca bệnh đang điều trị thì có 18.818.159 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 110.090 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 43.483.441 trường hợp, trong đó có 989.869 ca tử vong và 37.843.304 ca được điều trị khỏi. Hiện các nước châu Âu đang đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng để ứng phó với làn sóng thứ 3 của dịch bệnh, tuy nhiên, sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2 và tình trạng thiếu hụt vaccine đã khiến chương trình tiêm chủng tại các nước trong khu vực bị chậm trễ.
Hiện Bắc Mỹ có 37.758.791 ca nhiễm bệnh, trong đó có 852.436 ca tử vong vì COVID-19. Sau nhiều tháng chật vật chiến đấu với dịch bệnh, Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trên thế giới, với tổng số 32.669.121 ca nhiễm và 584.226 ca tử vong vì COVID-19. Đứng thứ 2 là Mexico, với tổng cộng 2.319.519 ca nhiễm và 214.095 ca tử vong ghi nhận được tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đến là Canada với 1.155.834 ca nhiễm và 23.822 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 23/4, Nam Mỹ có 23.896.097 ca nhiễm COVID-19, với 639.580 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Argentina, Colombia, Peru… với lần lượt: 14.172.139; 2.796.768; 2.720.619; 1.734.606… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 35.606.954 trường hợp, với 482.346 ca tử vong và 30.720.022 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 4.404.586 ca bệnh đang điều trị thì có 30.154 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Ấn Độ tiếp tục là nước “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm, với 16.257.309 ca; tiếp theo sau là Thổ Nhĩ Kỳ với 4.501.382 ca.
Hiện Ấn Độ đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ hai, làm dấy lên lo ngại về khả năng đối phó của các cơ sở y tế.Các bệnh viện trên khắp miền Bắc và miền Tây Ấn Độ. Nhiều bệnh viện ở New Delhi đã phát cảnh báo trong tuyệt vọng, rằng bệnh nhân có thể chết nếu không có oxy tươi. Các bệnh viện trên khắp miền bắc và tây Ấn Độ, gồm ở thủ đô New Delhi, đã thông báo rằng họ còn lượng oxy y tế cần thiết chỉ có thể đủ dùng trong một vài giờ để giúp các bệnh nhân COVID-19 sống sót. Dữ liệu của chính quyền Delhi cho thấy hơn 2/3 bệnh viện tại đây đã không còn giường trống và các bác sĩ khuyên bệnh nhân ở tại nhà.
Tính đến sáng 23/4, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.513.248 trường hợp, trong đó có 119.538 ca tử vong và 4.033.762 ca bình phục. Trong tổng số 359.948 ca đang điều trị thì có 3.837 ca trong tình trạng nguy kịch.
Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 1.571.348 ca nhiễm COVID-19 và 53.995 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong những giờ qua, châu Đại Dương có thêm 38 ca nhiễm COVID-19. Hiện khu vực này ghi nhận 61.971 ca nhiễm và 1.184 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 29.626 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.725 ca./.