Thế giới có gần 7.000 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua

Thứ sáu, 19/11/2021 06:21
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 19/11/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 256.265.408 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.145.582 ca tử vong và 231.483.984 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 557.866 ca mắc và 6.977 ca tử vong mới vì đại dịch.
  Trong 24 giờ qua, Nga tiếp tục là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 48.371.569 ca nhiễm COVID-19, trong đó 788.906 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 69.503.314 ca mắc COVID-19, trong đó 1.369.425 ca tử vong. Hết ngày 18/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 374.515 ca nhiễm mới và 3.983 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 64.164 ca, trong đó 261 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang xếp thứ 4 châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.251 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.219.912 ca nhiễm COVID-19, trong đó 260.335 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục nóng tại Anh. Với số ca mắc mới 46.807 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 9.721.916 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 199 ca, lên tổng số 143.559 ca. Anh hiện đang đứng đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 81.052.298 ca nhiễm và 1.196.787 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 79.797 ca mắc và 1.259 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á có 78.248.116 ca được điều trị khỏi; 1.607.395 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 28.588 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.483.759 ca mắc COVID-19, trong đó 464.696 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 22.234 ca. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có 8.503.220 ca nhiễm COVID-19 và 74.428 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Chính phủ Ấn Độ cam kết cung cấp 5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho thế giới vào năm 2022. Tuyên bố này do Thủ tướng Narendra Modi đưa ra ngày 18/11 khi khai mạc Hội nghị cấp cao Đổi mới Toàn cầu năm 2021 của Liên minh Dược phẩm Ấn Độ (IPA).

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Modi cho hay Ấn Độ đã xuất khẩu 65 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đến gần 100 quốc gia trong năm nay, và trong những tháng tới sẽ xuất khẩu nhiều hơn thế nhiều khi năng lực sản xuất vaccine tăng lên. Ông đồng thời lưu ý ngành dược phẩm là một động lực chính của nền kinh tế Ấn Độ, sử dụng 3 triệu lao động và tạo ra thặng dư thương mại khoảng 13 tỷ USD. Kể từ năm 2014, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ đã thu hút được 12 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vẫn còn tiềm năng thu hút nhiều vốn hơn nữa.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 57.959.847 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.176.308 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.758.605 ca, trong đó 1.177.293 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.989.962 ca nhiễm, trong đó 612.144 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.648.814 ca nhiễm, trong đó 221.750 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.927.499 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.555 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 là Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 341.809 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.004 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.271 ca); New Caledonia (30 ca), và New Zealand (167 ca).

Tại Đông Nam Á, tính đến nay ghi nhận tổng cộng 13.700.127 ca mắc COVID-19, trong đó  286.388 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 30.881 ca mắc COVID-19 và 607 ca tử vong vì dịch bệnh.

Ngày 18/11, ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiêm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 400 ca bệnh mới và chỉ có 11 ca tử vong.

Trong ngày 18/11, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Nước này ghi nhận 6.901 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.044.125 ca. 

Tại Malaysia, nước này có thêm 6.288 ca mắc mới, đứng thứ 3 ASEAN trong ngày 18/11, sau Việt Nam và Thái Lan. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.569.533 ca mắc COVID-19, trong đó 29.892 ca tử vong. 

Singapore ghi nhận 3.474 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 244.815 ca mắc. 

Tiếp đó là Lào với 1.401 ca mắc mới; Philippines với 1.297 ca mắc mới; Myanmar với 843 ca mắc mới; Indonesia với 400 ca mắc mới; và Campuchia với 54 ca mắc mới./.

H.Hà

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực