WHO: COVID-19 chưa phải là bệnh đặc hữu và bây giờ không phải là lúc để từ bỏ

Thứ năm, 13/01/2022 10:49
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/1 cho biết hơn 15 triệu người trên toàn thế giới đã nhiễm COVID-19 vào tuần trước, một kỷ lục mới kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết thêm số ca mắc mới trên toàn thế giới tăng 55% trong tuần trước, lưu ý rằng số ca tử vong mới đã tăng hơn 3%. Dữ liệu mới nhất do WHO công bố cho thấy: “Trên toàn cầu, số ca nhiễm mới đã tăng lên rõ rệt trong tuần qua (3 – 9/1/2022) ở tất cả 6 khu vực của WHO. Tổng cộng, trong 7 ngày qua, WHO đã nhận được báo cáo về 15.154.666 trường hợp mắc COVID-19 và 43.461 trường hợp tử vong". Vì vậy, đại dịch đã tiến triển ở tất cả các khu vực, ngoại trừ châu Phi ghi nhận mức giảm 11%. Mức tăng trong một tuần thậm chí lên tới hơn 400% ở một phần châu Á và 122% ở Tây Thái Bình Dương. Tiếp theo là Đông Địa Trung Hải (86%), châu Mỹ (78%) và khu vực châu Âu (31%).

 Các bệnh nhân đang được điều trị COVID-19 tại một bệnh viện ở Kramatorsk, Ukraine. (Ảnh: UN)

Mỹ, Pháp, Anh, Italy và Ấn Độ dẫn đầu về số ca nhiễm COVID-19

Theo bản tin dịch tễ học mới nhất, tình hình đặc biệt đáng lo ngại tại khu vực Đông Nam Á, đã ghi nhận gần 700.000 trường hợp mắc mới. Đây là mức tăng 418%, "một tỷ lệ chưa được quan sát thấy kể từ giữa tháng 8/2021". Trong khu vực châu Á, 7 quốc gia (78%) báo cáo mức tăng đáng kể, trên 50%. Mức tăng lớn nhất được ghi nhận ở Ấn Độ, Timor-Leste và Bangladesh. Riêng khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ hiện đứng đầu với số ca mắc mới cao nhất, với 638.872 ca mắc mới, hay gần 46,3 ca mắc mới trên 100.000 ca; tăng gần 525%. Tiếp theo là Thái Lan (40.000 ca mắc mới; tăng 100%) và Bangladesh (7.234 ca mắc mới; tăng 125%).

Nhìn chung, mức tăng lớn nhất về số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 3 – 9/1 được ghi nhận ở Mỹ (4.610.359 trường hợp, tăng 73% so với tuần trước); tiếp theo là Pháp (1.597.203 ca, tăng 46%), Vương quốc Anh (1.217.258 ca, tăng 10%), Italy (1.014.358 ca, tăng 57%) và Ấn Độ (638.872 ca, tăng 524%).

2,5 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi ngày

Trong điều kiện hiện nay, các khu vực báo cáo tỷ lệ mắc hàng tuần cao nhất trên 100.000 dân vẫn là khu vực châu Âu (765,8 trường hợp mới trên 100.000 dân) và khu vực châu Mỹ (597,9 trường hợp mới trên 100.000 dân). Hai khu vực này cũng báo cáo tỷ lệ tử vong hàng tuần cao nhất, lần lượt là 2,2 và 1,4 trên 100.000 dân, trong khi tất cả các khu vực khác báo cáo ít hơn 1 ca tử vong mới trên 100.000 dân.

Tổng cộng, hơn 43.000 người đã trở thành nạn nhân của COVID-19 trong tuần trước trên khắp thế giới. Con số đã tăng gần 85% ở châu Phi (2.100 ca tử vong mới), ít hơn nhiều ở châu Mỹ (25% hay 14.000 ca tử vong). Mặt khác, tỷ lệ này giảm 10% ở châu Âu (20.000 người tử vong), ít hơn một chút ở châu Á và nhiều hơn ở phía Đông Địa Trung Hải, trong khi tỷ lệ này ổn định ở phía Tây Thái Bình Dương (6%).

Nói rộng hơn, đại dịch tiếp tục tiến triển trên khắp thế giới, với tốc độ 2,5 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi ngày trong 7 ngày qua. Ngoài ra, dịch tễ học toàn cầu hiện tại của SARS-CoV-2 được đặc trưng bởi sự xuất hiện của biến thể Omicron, tỷ lệ lưu hành giảm dần của biến thể Delta và sự lưu hành rất thấp của các biến thể Alpha, Beta và Gamma.

COVID-19 chưa phải là bệnh đặc hữu

Sau khi xác định các trường hợp liên quan đến biến thể Omicron, nhiều quốc gia hiện đang báo cáo các cụm trường hợp cũng như sự lây truyền trong cộng đồng của biến thể này. Trong số 357.206 trình tự được WHO phân tích trong 30 ngày qua, hơn một nửa cho thấy ưu thế của Omicron. Biến thể này đại diện cho gần 60% tất cả các trình tự (208.870 trình tự). Tiếp theo là Delta (147,887; 41%), Alpha (12; 0,1%), Gamma (hai; <0,1%), Beta (một; <0,1%) cũng như các biến thể lưu hành khác, bao gồm Mu và Lambda (6 trình tự; <0,1%).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến ngày 11/1, tổng số 308.458.509 trường hợp nhiễm bệnh và 5.492.595 trường hợp tử vong đã được báo cáo trên toàn thế giới.

Theo một nhà dịch tễ học của WHO, với những con số kỷ lục hàng tuần được liệt kê trên khắp thế giới, COVID-19 "chưa phải là bệnh đặc hữu". Chuyên gia của WHO, Tiến sĩ Maria van Kerkhove lưu ý rằng biến thể Omicron đã được quan sát thấy ở hơn 150 vùng lãnh thổ. Nhà dịch tễ học nhấn mạnh: “Tuy nhiên, do những khó khăn mà một số quốc gia gặp phải trong việc xác định nó, nó 'có thể có ở tất cả các quốc gia'”. “Omicron không phải là bệnh cúm. Omicron không phải là bệnh cúm hay cảm lạnh thông thường. SARS-CoV-2 chưa phải là bệnh đặc hữu. Bây giờ không phải là lúc để từ bỏ” – bà Van Kerkhove kết luận./.

Khánh Linh (Theo UN, AFP)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực