Cơ quan phát triển Quốc tế Australia ủng hộ Giờ Trái đất tại Việt Nam

Thứ năm, 25/03/2010 20:23
 
Đạp xe hưởng ứng GTĐ 2010 tại Việt Nam, Ảnh:được cung cấp bởi WWF
(ĐCSVN) - Ngày 24/03, Nhóm Giờ Trái đất Việt Nam cho biết, Cơ quan phát triển Quốc tế Australia (AusAid) đã hợp tác với Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam (WWF Việt Nam) nhằm hỗ trợ quảng bá thông điệp của Giờ Trái đất 2010 đến nhiều thành phố và tỉnh thành của Việt Nam.

Đại sứ Úc Allaster Cox cho biết: “Giờ Trái đất là một thành công rực rỡ của Úc, AusAid tự hào khi cùng hợp tác với WWF để giúp đỡ quảng bá thông điệp của Giờ Trái đất 2010 đến nhiều thành phố và tỉnh thành của Việt Nam”.

Giờ Trái đất (GTĐ) bắt đầu tại Sydney (Úc) vào năm 2007, với 2.2 triệu người dân Úc tham gia. Hai năm sau, đã có hơn 1 tỷ người tham dự đến từ 88 quốc gia và 4.013 thành phố trên toàn cầu cùng theo người dân Sydney tắt đèn.

Việt Nam đã tổ chức sự kiện GTĐ lần đầu tiên vào năm ngoái và với sự hợp tác tài trợ của AusAid, sự kiện này sẽ lớn mạnh hơn trong năm nay.

“Năm ngoái, có 6 tỉnh thành của Việt Nam tham gia GTĐ. Năm nay, có tới 20 tỉnh thành đã đăng ký tham gia”, Bà Julianne Becker, Trưởng phòng Truyền thông của WWF Việt Nam nói: “Sẽ có đêm sự kiện chính được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/3 với sự xuất hiện của các đại sứ thiện chí của GTĐ, những người sẽ biểu diễn và đồng thời thông tin cho đông đảo quần chúng về biến đổi khí hậu”.

Theo ông Kerry Groves, Tư vấn của cơ quan AusAid tai Việt Nam: Biến đổi khí hậu là ưu tiên chiến lược của AusAid tại Việt Nam. Trong vòng 5 năm tới, AusAid dự định tập trung vào khu vực tiểu vùng sông Mêkông. Đây là khu vực được dự đoán là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khi hậu.

Sự tác động của biến đổi khí hậu đã có thể nhận thấy tại Việt Nam nơi mà các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang diễn ra thường xuyên hơn và với cường độ mạnh hơn. Rất nhiều nghiên cứu gần đây, bao gồm báo cáo Áp lực đối với các Thành phố lớn của WWF đã nhấn mạnh những tổn thất tại Việt Nam gây ra bởi biến đổi khí hậu và sự cần thiết của hành động cấp thiết để thích nghi với sự thay đổi môi trường và giảm nhẹ các ảnh hưởng về sau./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực