EU đề cử Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế

Thứ tư, 07/10/2020 16:42
(ĐCSVN) – Ngày 6/10, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cho biết, các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí đề cử Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Magdalena Andersson trở thành người đứng đầu Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC).
Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Magdalena Andersson được đề cử cương vị Chủ tịch Ủy ban
Tài chính và Tiền tệ Quốc tế . (IMFC).

Bà Magdalena Andersson, sinh năm 1967, từng tốt nghiệp Trường Kinh tế Stockholm. Bà Andersson từng giữ chức vụ cố vấn chính trị cho Văn phòng Thủ tướng từ 1996 - 1998 và giám đốc kế hoạch từ 1998 – 2004. Bà cũng từng giữ chức vụ thư ký tại Bộ Tài chính Thụy Điển từ 2004 – 2006 trước khi được bổ nhiệm cho cương vị Bộ trưởng Tài chính.

IMFC có trụ sở tại Washington, Mỹ là cơ quan điều hành các hoạt động của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Theo ông Olaf Scholz, quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến của các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) diễn ra cùng ngày nhằm thảo luận về cách thức giải ngân Quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 trị giá 750 tỷ EUR (888 tỷ USD) đã được các nhà lãnh đạo khối liên minh này thông qua hồi tháng 7 vừa qua. Đây được coi là một thỏa thuận lịch sử về khoản hỗ trợ dành cho những nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19.

Tại cuộc họp, các Bộ trưởng Tài chính EU nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện quỹ phục hồi kinh tế này và cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính để giúp các nền kinh tế sớm phục hồi sau những tác động nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra.

Hiện Đức đang giữ cương vị Chỉ tịch luân phiên EU. Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thảo luận với các nhà lãnh đạo EU về quỹ hỗ trợ phục hồi này cũng như cách thức nhằm đưa EU thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế hiện tại.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với châu lục. “Điều quan trọng lúc này là châu Âu cần phải cùng nhau giải quyết những hậu quả”, ông nhấn mạnh.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng việc thành lập quỹ phục hồi cứu trợ kinh tế này là quan trọng, song cho rằng hành động cần phải đi kèm những cải cách để tất cả các quốc gia thành viên EU để có thể tự chống chọi với những khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi các nước thành viên EU đoàn kết và vượt qua khủng hoảng. “EU sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng nếu như chúng ta tăng cường tinh thần chung. Không ai có thể một mình thoát ra cuộc khủng hoảng này. Tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương”, Thủ tướng Đức nêu quan điểm.

Theo dự báo mới nhất của Ủy ban châu ÂU (EC), nền kinh tế EU sẽ suy giảm 8,3% trong cả năm 2020 trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa sẽ tiếp tục được nới lỏng và nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh khiến các quốc gia tiếp tục phải áp đặt các biện pháp phong tỏa trên quy mô lớn sẽ không xảy ra.

Như vậy với 2 quý suy giảm GDP liên tiếp trong quý I và quý II/2020, nền kinh tế Eurozone đã chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật. Ông Paolo Gentiloni, Ủy viên Kinh tế của EU cho hay đại dịch COVID-19 gây ra những ảnh hưởng chưa từng có đối với tất cả các quốc gia châu Âu./.

Hoài Hà (Theo Reuters, financialpost.com)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực