Vĩnh Thuận: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang

Thứ năm, 15/09/2022 16:43
Với phương châm xây dựng nông thôn mới do dân, vì dân, trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Thuận đã đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Đặc biệt đi sâu vào việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, chỉnh trang lại nhà cửa, hàng rào, sân vườn, xây dựng đời sống văn hóa và môi trường xanh - sạch - đẹp, nhằm làm đổi mới thật sự diện mạo xóm, ấp nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Huyện Vĩnh Thuận nằm ở phía nằm ở phía đông nam tỉnh Kiên Giang. Địa hình đồng bằng châu thổ, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Phía Bắc giáp huyện Gò Quao; phía Tây giáp huyện U Minh Thượng; phía Đông giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu; phía Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Diện tích 394,8 km². Huyện Vĩnh Thuận có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 7 xã.Trải qua 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, bởi nhiều tiêu chí ngày càng nâng cao, khó hoàn thành hơn trước.

Diện mạo đô thị trung tâm huyện ngày càng khởi sắc

Theo đồng chí Lê Trung Hồ, Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện chia sẻ, Vĩnh Thuận là một huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông còn yếu kém, chưa đồng bộ nên việc kêu gọi đầu tư còn khó khăn.

Khu công nghiệp không có, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn ít, thương mại, dịch vụ, xây dựng phát triển chậm, kinh tế, đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa, lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên (sản xuất lúa do nước trời) nên sản xuất rất bấp bênh gặp nhiều rủi ro, thường hay xảy ra tình trạng “được giá thì mất mùa” và ngược lại.

Sản xuất nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm) năng suất thấp, chỉ mới hình thành một số vùng nuôi tôm xen kẽ với đất trồng lúa, bước đầu, hình thức nuôi là quảng canh bình quân 01vụ/năm, năng suất 200-300kg/ha và chỉ có 10-15% hộ nuôi có lãi; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thấp 17,19 triệu đồng/người/năm.

Hệ thống giao thông nông thôn đi lại khó khăn, chỉ có 3/7 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đường giao thông nông thôn còn lại chỉ đi xe 2 bánh và đi được trong mùa nắng khô; nhiều vùng lõm không có điện, còn nhiều hộ dân chưa được sử dụng điện; thiếu nước sạch sinh hoạt, hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao, hộ nghèo 14,95%, hộ cận nghèo 9,75%.

 Khu hành chính huyện Vĩnh Thuận được đầu tư khang trang

Nhiều hộ chưa có nhà ở ổn định, nhà tạm bợ, dột nát còn nhiều; các điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân còn nhiều thiếu thốn; mạng lưới trường lớp xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học, cùng với hoàn cảnh nghèo không khả năng đến trường, đường giao thông lầy lội, đi lại khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh bỏ học thường xuyên diễn ra.

Tình hình an ninh nông thôn, tệ nạn xã hội còn diễn biến khá phức tạp. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, ít kinh nghiệm thực tiễn công tác; trình độ chuyên môn, chính trị chưa đạt chuẩn còn nhiều; nhiều cơ sở vật chất làm việc còn tạm bợ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, truyền thống văn hoá có nguy cơ bị mai một,…

Trước tình hình đó, với phương châm xây dựng nông thôn mới do dân, vì dân, trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân huyện Vĩnh Thuận đã đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Đặc biệt đi sâu vào việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, chỉnh trang lại nhà cửa, hàng rào, sân vườn, xây dựng đời sống văn hóa và môi trường xanh - sạch - đẹp, nhằm làm đổi mới thật sự diện mạo xóm, ấp nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Huyện đã vận dụng sáng tạo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động ngày công lao động từ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện tham gia xây dựng cầu, đường nông thôn, từ đó chất lượng công trình không những được tăng lên, mà còn tiết kiệm giảm được chi phí đầu tư.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng gắn với tiềm năng thế mạnh của từng lĩnh vực ngành và từng vùng, địa phương, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản.

Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, đa dạng cây trồng vật nuôi; lúa, tôm là sản phẩm chủ lực trở thành thế mạnh cung ứng xuất khẩu hàng hóa. Các ngành thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Khu di tích Ranh Hạt, địa chỉ đỏ, nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kiên Giang

Các ngành nghề chế biến thủy sản, lương thực, cơ khí sửa chữa từng bước phát triển; công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng cơ bản luôn được quan tâm đầu tư phát triển, chuyển biến rõ nét đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty, doanh nghiệp đến địa bàn đầu tư, xây dựng, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông thủy sản, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh có bước phát triển và đạt kết quả tích cực. Quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá được tăng cường. Thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội; chi trả các chế độ, chính sách đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; quan tâm sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, nhà cho hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và giảm nghèo được thực hiện với nhiều biện pháp đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Thời gian tới, Vĩnh Thuận tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí xã, huyện NTM theo tiêu chí hiện hành. Xây dựng NTM huyện Vĩnh Thuận có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản, đồng bộ; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao giá trị, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất; phát huy tốt quy hoạch vùng huyện, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị; đời sống - xã hội ở địa phương ổn định, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Huyện Vĩnh Thuận phấn đấu đến năm 2025 có 7/7 xã đạt chuẩn nâng cao và có ít nhất 1 xã trở lên đạt chuẩn kiểu mẫu theo quy định hiện hành. Những kết quả đạt được trong thời gian qua là động lực để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Thuận thực hiện tốt hơn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tiến tới huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.

CTV Truyền hình

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực