20 năm thu hơn 1.000 tỉ đồng phí tác quyền âm nhạc

Thứ ba, 20/09/2022 22:40
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết, sau 20 năm thành lập (2002 - 2021) đã thu được 1.063,2 tỷ phí tác quyền cho các tác giả âm nhạc. Năm 2022, Trung tâm phấn đấu đạt trên 230 tỷ đồng - chạm mục tiêu đã đề ra là 10 triệu USD/năm.

Ngày 20/9, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam tổ chức chương trình "20 mùa xuân rực rỡ" nhằm tổng kết lại những thành tích đã đạt được trong chặng đường 20 năm kể từ khi thành lập đến nay, đồng thời nhìn nhận, đánh giá những phương hướng phát triển trong tương lai.

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam được thành lập ngày 19/4/2002 theo Công văn số 28/BTCCBCP-TCPCP ngày 18/4/2002 của Ban Tổ chức cán bộ (nay là Bộ Nội vụ) và Quyết định số 19/2002/QĐ ngày 19/4/2002 của Hội Nhạc sỹ Việt Nam. Đây là tổ chức phi lợi nhuận, trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ được Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Đến nay VCPMC từng bước hoàn thiện, trở thành một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (trong lĩnh vực âm nhạc) hoạt động hiệu quả và có uy tín đối với các thành viên trong nước cũng như quốc tế. Đây là mái nhà chung nơi các nhạc sĩ, tác giả tin tưởng ủy thác và đồng hành, là “cánh tay nối dài” cho hoạt động quản lý nhà nước trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam, góp phần làm chuyển biến nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật, đưa pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng từng bước đi vào đời sống xã hội, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển, hội nhập của đất nước.

leftcenterrightdel
20 năm, VCPMC thu hơn 1.000 tỉ đồng phí tác quyền âm nhạc. (Ảnh:  VCPMC)

Sau 20 năm thành lập (2002- 2021), VCPMC đã thu được 1.063,2 tỷ phí tác quyền cho các tác giả âm nhạc. Trong đó, tác giả ca khúc Nhật ký của mẹ - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung vẫn tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu về số tiền bản quyền thu được hàng năm.

Liên quan tới tiền tác quyền thu được từ các dòng nhạc, ông Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc Trung tâm này cho biết mỗi dòng nhạc khác nhau cũng đem lại số tiền tác quyền không giống nhau. Cụ thể như các tác phẩm thuộc dòng nhạc cách mạng, truyền thống, có sức sống lâu bền với khán, thính giả nên tác quyền thu được từ dòng này khá ổn định. Dòng nhạc thị trường, nhạc nhẹ thì có sự trồi sụt rất rõ rệt tùy theo sức nóng của tác phẩm. Có những bài "hot" có tác quyền tăng rất nhanh nhưng thời gian kéo dài không lâu và nhanh chóng sụt giảm. Bên cạnh đó, dòng nhạc giao hưởng, nhạc không lời hiện nay tiền tác quyền thu được đang khiêm tốn nhất.

Tính đến tháng 9/2022, VCPMC đã ký thoả thuận ủy quyền với 86 tổ chức quản lý tập thể quyền, nhà sản xuất, nhà xuất bản có cùng lĩnh vực, với phạm vi điều chỉnh ở gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thông qua các thỏa thuận này, Trung tâm hiện đang là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả duy nhất tại Việt Nam, được quyền đại diện để quản lý và bảo vệ lợi ích của trên 4 triệu tác giả quốc tế tại lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, Trung tâm với các cam kết song phương và cơ chế phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, quyền lợi của tác giả Việt Nam cũng được quản lý, bảo vệ tại các quốc gia tham gia ký kết.

Hiện, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam đang thực hiện cấp phép và thu tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc đối với hơn 20 lĩnh vực sử dụng âm nhạc như: biểu diễn nghệ thuật, phát thanh - truyền hình, sản xuất, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát hành trực tuyến, phòng karaoke, quán bar, cà phê, phòng trà, siêu thị, cửa hàng, rạp chiếu phim…

Theo kế hoạch, giai đoạn 2022 và những năm tiếp theo, VCPMC tham gia vào sáng kiến cấp phép chung lĩnh vực biểu diễn công cộng với các đối tác quyền liên quan (Joint Licensing).

NK

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực