Phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật sơn mài Việt Nam

Thứ hai, 28/11/2022 15:09
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Triển lãm trưng bày hơn 100 sản phẩm và bộ sản phẩm sơn mài đặc sắc tuyển chọn từ hơn 300 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài của nhiều họa sĩ, nghệ nhân và các hội viên làng nghề trong cả nước. Các sản phẩm sử dụng vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trứng, vỏ trai…
Các đại biểu tham quan triển lãm 

Sáng 28/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng; Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc Triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam”.

Triển lãm trưng bày hơn 100 sản phẩm và bộ sản phẩm sơn mài đặc sắc tuyển chọn từ hơn 300 sản phẩm, bộ sản phẩm sơn mài của nhiều họa sĩ, nghệ nhân và các hội viên làng nghề trong cả nước. Các sản phẩm sử dụng vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trứng, vỏ trai…

Triển lãm bắt mở cửa từ ngày 28/11 đến hết ngày 4/12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, số 78 Lê Duẩn, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng và được trưng bày trực tuyến tại wesite: http://ape.gov.vn

 Các sản phẩm trưng bày tại triển lãm rất phong phú, đa dạng về hình thức và cách thức thể hiện cho thấy sự tỉ mỉ, tinh xảo của sơn mài Việt Nam

Theo Ban tổ chức, triển lãm “Sản phẩm sơn mài Việt Nam” là hoạt động nằm trong Đề án Quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” nhằm đẩy mạnh giao lưu, chú trọng quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua việc giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm sơn mài Việt Nam; khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ sĩ, nghệ nhân chế tác các tác phẩm sơn mài trở thành những sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ở trong nước và quốc tế.

Ngoài ra hoạt động trên cũng góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật sơn mài Việt Nam; tạo điều kiện, đầu tư, hỗ trợ, phát triển vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ và các vùng, làng nghề làm nguyên vật liệu để chế tác sơn mài; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của xã hội về vị trí, vai trò cây sơn./.

Tin, ảnh: Đình Tăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực