Giải cứu nông sản vùng dịch: Cần chính sách căn cơ

Thứ năm, 25/02/2021 20:53
(ĐCSVN) – Mấy ngày nay, khắp mọi miền trên đất nước đều hướng về Hải Dương – nơi tâm dịch của đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 với nhiều hành động thiết thực nhằm chung sức, chung lòng cùng Hải Dương vượt qua đại dịch.
Các điểm giải cứu nông sản được thấy ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Hà Nội. 

Hình ảnh đẹp đang được lưu truyền trên báo chí và mạng xã hội trong những ngày này, ngoài sự tận tụy, thâu đêm của những lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch, đó là những hình ảnh giải cứu nông sản cho Hải Dương.

Muôn cách giải cứu nông sản

Ngay trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhiều tổ chức, cá nhân mua nông sản để hỗ trợ thêm vào các xuất ăn nơi cách ly tập trung hay các bệnh viện dã chiến. Hội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên các cấp và các tổ chức thiện nguyện, các doanh nghiệp đều dốc lòng, dốc sức nghĩ cách tiêu thụ nông sản cho nông dân. Nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra thu mua nông sản của bà con nông dân và bán lại không lợi nhuâ%3ḅn.

Ngày 23/2/2021, Hội LHPN tỉnh tiếp tục kết nối cung cầu, trung gian vận chuyển được 50 tấn rau, củ quả các loại và 40.000 quả trứng gà, vịt đến người dân Thủ đô.

Từ ngày 21 đến 24/2, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh đã thu mua, mang đi tiêu thụ hơn 160 tấn nông sản, hỗ trợ nông dân các địa phương của Hải Dương vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bê%3ḅnh.

Hội đã thu mua nông sản của người dân các huyện: Thanh Hà, Gia Lộc, Nam Sách, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện với giá thu mua rau, củ cao hơn mức giá đang bán hiê%3ḅn nay từ 1000 - 2000 đồng/kg. Hội đã kết nối, tổ chức hơn 30 điểm bán hàng tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận, đồng thời kết nối tới Hội Doanh nghiệp trẻ các tỉnh, thành trên cả nước, các doanh nghiệp có bếp ăn phục vụ lượng lớn công nhân; các doanh nghiệp hội viên để thu mua, tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Sáng 24/2, Hội Doanh nghiê%3ḅp trẻ đã phát miễn phí 10 tấn rau, củ cho người dân trên địa bàn TP Hải Dương.

 
Hàng chục ngàn tấn nông sản ỏ Hải Dương đang vào mùa thu hoạch. 

Tại Thủ đô Hà Nội, hình ảnh giải cứu nông sản cho Hải Dương tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ "Mùa thu và những người bạn", tổ chức ngày 23/2, tại Hà Nội cũng đã tiêu thụ được khoảng 10 tấn nông sản.

Ở trên các trang Facebook và Zalo, người dân Thủ đô và từ các nhóm trên mạng xã hội đã cùng nhau kết nối hô hào giải cứu nông sản cho người dân Hải Dương. Với tinh thần tương thân tương ái và truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo người dân Thủ đô. Hàng chục tấn nông sản đã được giải phóng.

Những hình ảnh đó làm chúng ta nhớ tới việc giải cứu hoa cho Mê Linh (Hà Nội) ngày nào hay na ná như nhiều cuộc giải cứu nông sản khác.

Cái tâm của người giải cứu đối với bà con vùng dịch đang khó khăn không phải bàn cãi. Nhưng có lẽ chuyện giải cứu chỉ là nhất thời, manh mún, nhỏ lẻ và mang tính cấp bách. 

Cần một giải pháp căn cơ

Đây không phải lần đầu một địa phương, một khu vực bị phong toả, giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ song dường như cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn nào cụ thể, mang tính hệ thống trong việc hỗ trợ, lưu thông hàng hoá từ vùng có dịch.

Để gỡ khó cho nông dân, UBND tỉnh Hải Dương đã liên tục có công văn gửi các địa phương, đặc biệt là Hải Phòng (ít nhất 4 lần), Bộ Công Thương đề nghị tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá.

Tiếp nhận công văn, tuy không còn “ngăn sông cấm chợ”, nhưng mỗi nơi xử lý mỗi khác. Chẳng hạn Bắc Ninh, Quảng Ninh yêu cầu trên xe chỉ có duy nhất 1 lái xe, không được có thêm người thứ 2. Hải Phòng yêu cầu lái xe phải có giấy xét nghiệm PCR chứng minh âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 3 ngày gần nhất. Còn Thái Bình không đòi hỏi bất cứ xét nghiệm nào, chỉ cần người điều khiển khai báo y tế, khử khuẩn phương tiện…

Nhiều địa phương lo ngại, SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua hàng hoá. Lo ngại dù có cơ sở nhưng một vài huyện ở Hải Dương là ổ dịch không có nghĩa là toàn bộ Hải Dương biến thành ổ dịch.

Chiến lược với COVID-19 hiện nay là khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc. Chống dịch an toàn vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế. Khái niệm phong toả hẹp cũng cần tính tới yếu tố hàng hoá, tức là hạn chế lưu thông hàng hoá đối với những khu vực hẹp đang là ổ dịch chứ không bắt buộc với hàng hoá trên diện rộng.

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh Hải Dương, tắc nghẽn lưu thông khiến nông sản Hải Dương thiệt hại ước tính 300-400 tỷ đồng. Đơn vị này cũng có văn bản nhờ Hiệp hội Vận tải Việt Nam đề nghị giúp đỡ.

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, hiện ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương Hải Dương đang khẩn trương nhiều biện pháp như: Kết nối với các doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa cho các đơn vị trong quá trình thu mua. Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, tạo thuận lợi cho các đơn vị khi đi qua các chốt kiểm soát dịch thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo phòng, chống dịch.

Trước những khó khăn rất lớn trong lưu thông hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc. UBND tỉnh đã nhiều lần có công văn đề nghị UBND TP Hải Phòng sớm tạo điều kiện cho nông sản của tỉnh này lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu, nhưng phía Hải Phòng vẫn cho rằng phương án tỉnh Hải Dương đưa ra chưa hợp lý, khó khả thi.

Liên tục những ngày qua, các Sở: Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ đã kiến nghị các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tháo gỡ khó khăn trong quá trình lưu thông hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng từ Hải Dương đi các địa phương khác.

Cùng với đó, Hải Dương đang ưu tiên đẩy nhanh việc xét nghiệm SARS-CoV-2 cho lái xe của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, nhất là nông sản của cả trong tỉnh và địa phương khác có yêu cầu, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh từ hoạt động vận tải hàng hóa. Trong những ngày tới, tỉnh sẽ tiếp tục đánh giá đúng tình hình dịch ở từng địa phương, khu vực và từng bước thay đổi mức độ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch (PCD) để tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa.

Thế nhưng, dù nỗ lực thế nào thì Hải Dương vẫn đang trong tình trạng “khó chỗ nào gỡ chỗ đó”, địa phương, tỉnh thành nào còn khó khăn thì có công văn “đề xuất hỗ trợ”; các địa phương, tỉnh thành liên quan thì mỗi nơi một kiểu giải quyết vấn đề.

Theo thống kê đến nay, TP Chí Linh còn khoảng 1.625 tấn gà đồi đến thời kỳ xuất bán nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Riêng xã Hoàng Hòa Thám hiện có 1,2 triệu con gà của hơn 100 hộ dân đang cần được tiêu thụ.

Còn tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc hiện còn khoảng 200 tấn gà lai chọi (sản phẩm OCOP) và hơn 200 tấn bắp cải cần tiêu thụ.

Và còn nhiều nơi khác, nhiều cánh đồng khác kêu cứu với những nỗi lo thắt ruột của người nông dân...

Hải Dương không phải là tỉnh đầu tiên hay duy nhất có vùng dịch, câu chuyện giải cứu do đó cũng không phải chỉ cấp bách, tức thời giải quyết cho Hải Dương. Điều đó có thể sẽ còn lập lại ở bất kỳ địa phương nào đó. Do vậy, rất cần có một giải pháp căn cơ ở tầm vĩ mô hơn để các địa phương có dịch và những địa phương liên quan thực hiện đồng bộ hơn chứ không phải mỗi nơi một kiểu và trông vào những “chuyến xe giải cứu” và tình thương cộng đồng như hiện nay.

 
leftcenterrightdel Giải cứu nông sản vùng dịch trong những ngày qua.

COVID-19 hiện không còn là thứ dịch bệnh đột xuất, nó đã xuất hiện hơn 1 năm nay và dự kiến sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp, nông sản vốn dĩ được thu hoạch theo mùa vụ, đã đến lúc tất cả các địa phương cũng nên đặt ra câu hỏi “nếu bùng phát dịch bệnh vào thời điểm thu hoạch thì phải làm gì?”. Câu hỏi tương tự đối với các loại mặt hàng sản xuất, kinh doanh hay xuất khẩu.

Sau hơn 1 năm, nền kinh tế đã đi vào giai đoạn "bình thường mới". Điều này đặt các địa phương phải có phương án đặt ra các kịch bản nếu dịch bệnh xảy ra, kinh tế, hàng hoá trên địa bàn phải ứng phó như thế nào? 

Và điều quan trọng: Giải cứu nông sản vùng dịch không phải là chuyện riêng có ở Hải Dương! 

 Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành nhanh chóng vào cuộc thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm lưu thông hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, không ngăn cấm chợ. Phải đề ra các tiêu chí nhằm tiêu thụ nhanh sản phẩm trong vùng có dịch song phải bảo đảm an toàn. Các địa phương có biện pháp cụ thể để kiểm soát dịch, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Chính quyền các địa phương căn cứ tình hình để có thể dỡ bỏ các vùng cách ly, phong tỏa khi cần.

Thủ tướng giao các Bộ Y tế, Công thương phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương chuẩn bị một số khu vực giao dịch cần thiết, an toàn, không để ách tắc hàng hóa. "Chống dịch là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhưng không thể vì chống dịch mà ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Đây là điểm nghẽn mà không giải quyết sớm thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Hiền Hòa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực