Kết quả nổi bật trong công tác cán bộ nữ ở Lạng Sơn

Thứ hai, 06/09/2021 22:25
(ĐCSVN) - Những năm qua, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn quán triệt và thực hiện về công tác cán bộ nữ, mang lại hiệu quả thiết thực.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ nữ

Thực hiện công tác cán bộ nữ, số lượng và chất lượng cán bộ nữ ở Lạng Sơn ngày càng được nâng cao. Cán bộ nữ có mặt ở tất cả các ngành, lĩnh vực, nhiều cán bộ nữ giữ cương vị chủ chốt các cấp. Trong tổng số 2.921 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh, có 723 cán bộ là nữ. Nhiệm kỳ 2020-2025, cán bộ nữ tham gia ban chấp hành đảng bộ các cấp: Cấp tỉnh 10/53 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18,9%, cao hơn nhiệm kỳ trước 2,2%; cấp huyện 123/456 đồng chí, chiếm tỷ lệ 27%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,1%; cấp xã 590/2412 đồng chí, chiếm tỷ lệ 24,5%, cao hơn nhiệm kỳ trước 4,4%.

Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn tặng Bằng khen các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích. 

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nữ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ, năng lực chuyên môn được nâng lên, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có năng lực lãnh đạo, quản lý, có triển vọng phát triển từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn. Nguồn cán bộ nữ quy hoạch tương đối dồi dào, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Nhiều cán bộ nữ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập. 

Có được kết quả đó là do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy đảng các cấp chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ nữ. Từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay, hằng năm Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đều chủ động ban hành kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kiểm điểm, đánh giá tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý; ban hành đồng bộ các Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý và Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban và tương đương ở cấp tỉnh, cấp huyện để làm cơ sở, căn cứ đánh giá cán bộ các cấp. Đẩy mạnh việc phân cấp trong đánh giá, xếp loại cán bộ, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đánh giá đối với cấp dưới. Nhờ đó, kết quả đánh giá cán bộ đã đem lại hiệu quả, phản ánh thực chất hơn về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ nữ. 

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 và những năm tiếp theo”; Kế hoạch số 86-KH/TU ngày 4-10-2018 trong đó có sự điều chỉnh, cập nhật mới các chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ nữ. Do vậy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ trong quy hoạch cấp ủy được quan tâm, bảo đảm đúng cơ cấu, tỷ lệ theo quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Đến nay, kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch các cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó quy hoạch đối với cán bộ nữ đều tăng so với nhiệm kỳ trước: Quy hoạch cán bộ cấp xã trong ban chấp hành gồm 3.126 cán bộ, trong đó có 997 cán bộ nữ; Ban thường vụ gồm 1.201 cán bộ, trong đó có 283 cán bộ nữ. Cấp huyện trong ban chấp hành gồm 619 cán bộ, trong đó có 206 cán bộ nữ; ban thường vụ gồm 221 cán bộ trong đó có 65 cán bộ nữ; bí thư 45 người, trong đó có 7 cán bộ nữ. Cấp tỉnh, tổng số quy hoạch ban chấp hành gồm 106 cán bộ, trong đó có 29 cán bộ nữ; ban thường vụ gồm 30 cán bộ, trong đó có 6 cán bộ nữ. Quy hoạch chức danh Bí thư gồm 3 cán bộ, trong đó 1 cán bộ nữ.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ các cấp

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch từng năm. Trong đó, ưu tiên đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý và nguồn quy hoạch cán bộ nữ. Đa dạng, linh hoạt thực hiện các nội dung, phương thức đào tạo; kết hợp giữa học chính quy với tại chức, bồi dưỡng, tập huấn, tham quan, tự học của cán bộ. Sau 5 năm thực hiện, đã đào tạo 6.199 lượt cán bộ nữ, chiếm 50%; bồi dưỡng 99.563 lượt cán bộ nữ, chiếm 49%, góp phần từng bước trang bị, nâng cao kiến thức về lý luận chính trị, năng lực quản lý, điều hành, năng lực thực tiễn, cập nhật kiến thức chuyên ngành, hội nhập quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ nữ.

Coi trọng bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý. Từ khi thực hiện Đề án 457 đến nay, đã có 388 lượt cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, luân chuyển, trong đó có 50 lượt cán bộ nữ (chiếm 12,9%). Có 754 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc diện sở, ban, ngành quản lý được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, trong đó cán bộ nữ có 238 lượt (chiếm 31,6%). Có 2.624 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc diện ban thường vụ cấp ủy cấp huyện quản lý được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, trong đó cán bộ nữ 797 lượt (chiếm 30,4%). Hầu hết những cán bộ nữ luân chuyển các cấp được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, nhiều đồng chí sau khi được luân chuyển đã bố trí, sắp xếp ở vị trí công tác cao hơn. 

Nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh tổ chức tuyển dụng được 3.842 người vào làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện và UBND các xã và tương đương, trong đó nữ 1.959 người, chiếm 51%. Từ năm 2016 đến nay đã tuyển được 190 công chức, trong đó 95 công chức nữ; 1.762 viên chức trong đó có 850 viên chức nữ vào các cơ quan, đơn vị thuộc khối chính quyền nhà nước.

Công tác tuyển dụng được thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; công tác giám sát quá trình thi bằng hệ thống ca-mê-ra nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng và minh bạch. Trong tổ chức thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, số lượng người dự thi đảm bảo số dư theo quy định, đổi mới từ hình thức tổ chức thi trên giấy sang hình thức tổ chức thi trên máy vi tính (thi vòng 1); việc xét tuyển theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ đã được quan tâm, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 98/2007/NQ-HĐND ngày 15-11-2007 về chính sách đối với cán bộ luân chuyển và UBND tỉnh có Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 31-12-2007 về chính sách đối với cán bộ luân chuyển. Nhờ đó, đã hỗ trợ kịp thời cho những cán bộ được luân chuyển, nhất là đối với cán bộ nữ cấp huyện luân chuyển đến những xã xa trung tâm huyện, điều kiện đi lại khó khăn; các huyện chưa có nhà công vụ, bố trí nhà khách dành cho cán bộ nữ luân chuyển đến.

Việc thực hiện các chế đô%3ḅ, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ được tỉnh quan tâm chỉ đạo theo quy định của Trung ương và của tỉnh. Tỉnh thực hiện chế độ khuyến khích đối với cán bộ nữ được cử đi đào tạo hưởng thêm 10% các mức khuyến khích tương ứng theo quy định tại Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 10-10-2013 của UBND tỉnh, đã tạo động lực, động viên cán bộ nữ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác. Cơ chế cấp phát kinh phí được thực hiện kịp thời, thuận lợi; công tác quản lý, phân bổ, thanh quyết toán nguồn kinh phí được bảo đảm theo quy định. 

Ngoài ra, toàn Đảng bộ, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã tham gia thực hiện tốt Đề án 938 “Tuyên truyền giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”; Đề án “hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức hội liên hiệp phụ nữ các cấp và chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019-2025”...  đã tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi thực hiện tốt công tác cán bộ nữ của tỉnh. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng đội ngũ cán bộ nữ còn chưa đồng đều, tính kế thừa giữa các thế hệ chưa bền vững. Còn nhiều khó khăn trong tuyển chọn; tạo nguồn cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ. Một số cấp ủy địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thật sự coi trọng công tác cán bộ nữ. Cơ chế, chính sách nhất là chế độ tiền lương đối với cán bộ nữ còn bất cập, chưa tạo được động lực thu hút nguồn cán bộ nữ có trình độ cao, xuất sắc vào làm việc lâu dài trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Một số cán bộ nữ tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng lãnh đạo nên giải quyết công việc thường lúng túng, thiếu quyết đoán, hiệu quả chưa cao.

Tỷ lệ phân bố giữa các ngành, lĩnh vực chưa đều, phần lớn là cán bộ đoàn thể, y tế, giáo dục; trong lĩnh vực khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thấp, ở nhiệm kỳ 2015-2020 chiếm 16,67%, nhiệm kỳ 2021-2026 chiếm 18,9%. Tỷ lệ cán bộ nữ so với tổng số cán bộ trong toàn Đảng bộ tỉnh và cán bộ nữ là người DTTS chiếm tỷ lệ thấp. Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Tư tưởng còn tự ti, an bài, chậm tiếp thu cái mới. Một số cán bộ nữ thiếu ý chí phấn đấu, còn chịu ảnh hưởng từ văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống cũ; ngại rèn luyện, không có tính cạnh tranh, thiếu động lực để làm việc, vẫn còn tình trạng bị động, chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao./.

Nguyễn Dung

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực