Hội Nông dân: Chủ động thích ứng với biến đối khí hậu

Thứ ba, 24/05/2022 14:00
(ĐCSVN) - Nghị quyết số 20-NQ/HNDTW ngày 21/7/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội (khóa VI)về “Nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2014 – 2020 đã triển khai hiệu quả, thu về kết quả nhất định.

Tích cực chủ động trong bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu

leftcenterrightdel
 Triển khai mô hình canh tác thông minh chống biến đổi khí hậu (Ảnh tư liệu)

Báo cáo của Trung ương Hội Nông dân nêu rõ, sau 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp Hội Nông dân đã tích chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và các ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tổ chức nông dân tham gia thực hiện các chương trình, dự án và giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng hàng ngàn mô hình, tập huấn, hướng dẫn hội viên nông dân về thu gom, xử lý rác thải, về bảo vệ môi trường trong làng nghề, trong trang trại, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Phát động các phong trào “Nông dân chung tay bảo vệ môi trường”, “Nông dân nói không với túi nilon”, “Nông dân trở thành người tiêu dùng xanh”...

Cụ thể, các cấp Hội chủ trì, phối hợp xây dựng các mô hình phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể ở từng vùng, miền, tập quán sinh hoạt, canh tác ở địa phương, mang lại hiệu quảrõ rệt, có thể nhân rộng, được cấp ủy, chính quyền, các ngành và người dân ghi nhận như: Mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật”, “Thùng rác thân thiện với môi trường”, “Tổ thu gom rác thải sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật”, “Nói không với túi nilon và rác thải nhựa”,“Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải, chất thải nông thôn thành phân bón tại nguồn”;...Mô hình “Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học”,“Tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị”,“Nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch”,“Trồng cây phân tán trên các tuyến kênh chống gió, bão, lũ lụt và biến đổi khí hậu”, “Tuyến đường nông dân tự quản”…Một số hoạt động về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thu gom rác thải theo quy định đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Đáng chú ý, thông qua các hoạt động thực hiện Nghị quyết, đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được nâng lên; bước đầu hình thành ý thức trách nhiệm, hành vi sống thân thiện với môi trường của cán bộ, hội viên, nông dân. Góp phần giải quyết vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu,tạo nên diện mạo mới ở nông thôn, trở thành những làng quê đáng sống với những cảnh quan môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp; tham gia xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.Vai trò, vị thế của tổ chức Hội được nâng lên, góp phần đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tiễn cuộc sống.

Nhìn vào tồn tại, hạn chế để khắc phục

Cũng theo Báo cáo của Trung ương Hội Nông dân, bên cạnh những kết quả, ưu điểm đã đạt được, việc thực hiện Nghị quyết còn những hạn chế, tồn tại, đó là:

Tổ chức Hội ở một số nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết; còn hạn chế trong nắm bắt tình hình thực tế, cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết bằng các hoạt động của Hội ở địa phương, cơ sở; chưa tích cực chủ động phối hợp và chậm đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành các quy định của pháp luật; phát động các phong trào nông dân tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực xây dựng các mô hình để tổng kết, nhân rộng. Công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết chưa được chú trọng. Còn ít các mô hình do Hội chủ trì, phối hợp xây dựng về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, phù hợp điều kiện thực tế từng vùng, từng địa phương để chủ động tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão, lũ, sạt lở đất…

Một bộ phận cán bộ, hội viên nông dân còn thiếu ý thức về bảo vệ môi trường, duy trì thói quen canh tác lạc hậu, phá rừng làm nương rẫy, thả rông gia súc…vi phạm các quy định của pháp luật về thu gom xử lý rác thải, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi, chế biến nông sản, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chưa tích cực tham gia các hoạt động do Hội phát động. Môi trường nông thôn ở nhiều nơi vẫn còn ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân nông thôn và tiến trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững của đất nước.

Một số chỉ tiêu Nghị quyết đề ra khó thống kê đánh giá đầy đủ như: Hỗ trợ 85% số hộ gia đình hội viên nông dân có nhà tiêu hợp vệ sinh và 90% số hộ hội viên thu gom rác thải sinh hoạt theo qui định.

Theo phân tích từ Trung ương Hội, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ khách quan và cả chủ quan trong đó, về khách quan: Một số nơi cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng chưa thấy rõ vai trò của Hội Nông dân, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện và phối hợp với Hội trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức nông dân tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đội ngũ cán bộ Hội và kinh phí chi cho các hoạt động của Hội để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết còn rất hạn chế.

Về chủ quan: Nhận thức của cán bộ Hội và tổ chức Hội ở một số nơi về ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyếtchưađầy đủ,chưa thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Năng lực của đội ngũ cán bộ của một số cấp Hội còn hạn chế, thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức thực hiện. Từ đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết không thường xuyên, thiếu sự linh hoạt, cụ thể hóa vào tình hình, điều kiện ở địa phương, cơ sở; nhất là việc phổ biến, quán triệt đến cơ sở, chi, tổ Hội để hội viên hưởng ứng tham gia thực hiện. Chưa tích cực trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, chủ động phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân; tập huấn cho đội ngũ cán bộ Hội; xây dựng và nhân rộng các mô hình; tăng cường công tác giám sát và tham gia phản biện xã hội, đề xuất chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết.

Một bộ phận hội viên, nông dân chưa nhận thức đầy đủ, thiếu ý thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu như xả rác thải không đúng quy định, đốt rơm rạ, chặt phá rừng... gây ô nhiễm môi trường nông thôn và biến đổi khí hậu.

leftcenterrightdel
 Nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh tư liệu)

Năm bài học kinh nghiệm được đúc rút từ triển khai Nghị quyết

Thứ nhất, các cấp Hội thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết thông qua việc chủ động tham mưu, đề xuất, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà khoa học nhằm có nguồn lực cơ bản để thức hiện mục tiêu, nội dung Nghị quyết đề ra.

Thứ hai, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nhất là việc xây dựng các mô hình cụ thể, có hiệu quả thiết thực để người dân dễ thấy, đồng tình ủng hộ và làm theo.

Thứ ba, các cấp hội phải chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân, nhất là những nơi môi trường bị ô nhiễm, những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị thiên tai để kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng có biện pháp giải quyết nhằm giảm lượng ô nhiễm môi trường và giảm thiểu thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu; bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân và môi trường ở nông thôn.

Thứ tư, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, nhất là cán bộ Hội Nông dân cơ sở, tâm huyết với công tác Hội và phong trào nông dân, với công tác bảo vệ môi trường môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp. Tích cực tuyên truyền, vận động làm cho hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.

Thứ năm, thường xuyên tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm để phát hiện và nhân rộng những điển hình trong công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tìm ra những điểm còn hạn chế, tồn tại, đề xuất giải pháp thực hiện.

Hân Nguyễn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực