Phát huy bản sắc văn hóa gắn với xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".

Thứ hai, 21/09/2020 22:11
(ĐCSVN) – Tại buổi họp báo về công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đồng chí Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Yên Bái đã có những trao đổi về các giải pháp phát huy bản sắc văn hóa gắn với xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập".
 Đồng chí Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Yên Bái. (Ảnh: TL)

Phóng viên: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã định hướng phát triển du lịch Yên Bái trong thời gian tới là phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn. Vậy để du lịch Yên Bái đạt được mục tiêu, đưa Yên Bái trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc, tỉnh Yên Bái đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp gì?

Đồng chí Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Yên Bái: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở rộng hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết, công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái cần phải được thực hiện thường xuyên, kiên trì, lâu dài, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đểphát huy bản sắc văn hóa gắn với xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, tạo sức mạnh nội sinh cho sự nghiệp đổi mới và phát triển, tỉnh Yên Bái đưa ra một số giải pháp sau (6 giải pháp)

Một là, Khẩn trương cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển văn hoá, xây dựng con người được xác định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái, đặc biệt là Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vữnggắn với mục tiêu phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái.

Hai là, Coi trọng xây dựng nhân tố con người Yên Bái trong giai đoạn mới - là sự chuẩn bị tích cực và chủ động nhất nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của người Yên Bái thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, xây dựng hình ảnh con người Yên Bái với những phẩm chất tốt đẹp “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” cũng chính là làm cho người dân Yên Bái trở nên phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, đạo đức, thể chất, tâm hồn, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; làm cho người dân Yên Bái có hiểu biết sâu sắc, tự hào về truyền thống và văn hoá của các dân tộc trong tỉnh. Nghiên cứu nhân rộng mô hình “trường học hạnh phúc” để trường học thực sự là môi trường văn hoá “yêu thương, an toàn và tôn trọng”, cùng với gia đình và xã hội - trở thành môi trường gắn kết chặt chẽ trong giáo dục đạo đức, văn hoá, lối sống, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ Yên Bái.

Ba là, Hàng năm xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với từng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với từng địa phương. Xây dựng hương ước, quy ước của thôn bản, tổ dân phố trong đó đặc biệt quan tâm tới các quy ước vềbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Kiến nghị Bộ VHTTDL tổng kết thực hiệnthí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm đánh giá, hoàn thiện bộ tiêu chí để triển khai thực hiện trên phạm vi rộng. Tiếp tục thực hiện đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình. Lấy môi trường văn hoá lành mạnh, đời sống văn hoá phong phú để đẩy lùi nguy cơ con người sa vào các tệ nạn xã hội hay tha hoá về đạo đức, lối sống.

"Đồi mâm xôi" - địa danh du lịch nổi tiếng của Mù Cang Chải. (Ảnh: Kim Cương) 

Bốn là, Tăng cường triển khai các hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, nhất là các giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Khuyến khích, hỗ trợ người dân phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch nhằm giới thiệu nét văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong tỉnh tới du khách, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hoá; xây dựng phim bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống để làm tài liệu tuyên truyền, lưu giữ cho thế hệ sau. Tôn vinh, hỗ trợ kịp thời các nghệ nhân tham gia truyền dạy các di sản văn hoá phi vật thể trong cộng đồng. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng, tạo nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Năm là, Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao; khai thác, sử dụng tối đa giá trị của Nhà bảo tàng Yên Bái, hệ thống thư viện trên địa bàn toàn tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Yên Bái. Xây dựng các tour du lịch nội tỉnh đến các điểm di tích lịch sử - văn hóa, nhà tưởng niệm, bảo tàng, danh lam thắng cảnh trên địa bàn và kết nối tour - tuyến đến các tỉnh vùngTây Bắc và cả nước nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa những giá trị văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế xã hội.

Sáu là, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Đổi mới tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý văn hóa; phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp, cải cách hành chính trên lĩnh vực văn hóa. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong việc thi hành, giám sát thi hành pháp luật về bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá trong quá trình thực hiện phát triển văn hóa, xây dựng con người Yên Bái./.

Thùy Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực