Hậu Giang lựa chọn sản phẩm chủ lực để phát triển

Thứ năm, 21/05/2020 16:28
(ĐCSVN)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho rằng việc chọn được sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển là rất cần thiết theo xu thế hiện nay. Khi đó, sẽ tập trung đầu tư để có vùng nguyên liệu ổn định lâu dài, đảm bảo yếu tố thị trường và xuất khẩu.

Tiếp tục đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp để phát triển kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên phát biểu tại cuộc họp.
(Ảnh: Hữu Phước).

Ngày 21/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên đã làm việc với ngành nông nghiệp, một số sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc định hướng lựa chọn sản phẩm chủ lực để phát triển trong thời gian tới.

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 13 mặt hàng nông sản chủ lực được công nhận nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có 3 sản phẩm đã phát triển thành thương hiệu là cá thát lát, khóm Cầu Đúc và cam sành.

Tuy nhiên, để lựa chọn sản phẩm chủ lực nhằm tập trung phát triển về diện tích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo đầu ra ổn định, tăng sức cạnh tranh và bền vững cho nông dân, đặc biệt là tạo thương hiệu riêng cho Hậu Giang thì theo đề xuất của ngành nông nghiệp, UBND tỉnh chỉ nên chọn từ 5-6 mặt hàng.

Việc chọn sản phẩm phải có sự thống nhất giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân để tập trung sản xuất. Từ đòi hỏi trên, tại buổi làm việc, các địa phương trong tỉnh đã gợi mở nhiều sản phẩm để UBND tỉnh xem xét lựa chọn, trong đó tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi như lúa, khóm, chanh không hạt, mít Thái, mãng cầu, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, dừa uống nước, cá thát lát, cá đồng…

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng việc chọn được sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển là rất cần thiết theo xu thế hiện nay. Khi đó, chúng ta sẽ tập trung đầu tư để có vùng nguyên liệu ổn định lâu dài, đảm bảo yếu tố thị trường và xuất khẩu.

Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm chủ lực tới đây của tỉnh phải ưu tiên về diện tích trồng, sản lượng cung ứng và hình thức sản xuất (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). Trên cơ sở đề xuất của các địa phương trong tỉnh, Sở NN&PTNT tiến hành tổng hợp, rà soát và đề xuất cho UBND tỉnh xem xét quyết định. Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm hiện nay gồm:Lúa, gạo; cây ăn trái sẽ ưu tiên đến cây chanh không hạt và mít Thái; nuôi thủy sản thì tập trung vào cá thát lát, cá đồng và lươn; gia cầm thì chú ý đến đối tượng là vịt.../.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực