Giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính

Thứ ba, 22/03/2022 15:09
(ĐCSVN) -Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 388/NQ-UBTP15 về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch số 389/KH-UBTP15 giám sát chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND”.

Việc giám sát chuyên đề nhằm xem xét, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện và việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân; kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; nêu những bất cập về cơ chế, chính sách và pháp luật; kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan; Đánh giá kết quả của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp đã nêu trong Báo cáo số 1516/BC-UBTP14 ngày 26/9/2018 của Ủy ban Tư pháp; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập và nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm tuân thủ pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa. Nguồn: TL.

Theo Kế hoạch số 389/KH-UBTP15, các đối tượng giám sát bao gồm: Các cơ quan ở Trung ương (Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp) và các cơ quan ở địa phương (Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Dương, Kiên Giang, Đồng Tháp; Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh). Thời gian giám sát, đánh giá trong 03 năm: 2019, 2020 và 2021. Nội dung gồm: việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015; việc chấp hành pháp luật trong giải quyết các vụ án hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân…

Để đảm bảo thực hiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đối với Bộ Tư pháp và Cục THADS  các tỉnh, thành phố được giám sát, Tổng cục THADS đã ký văn bản yêu cầu các Cục THADS thực hiện một số nội dung nhằm phục vụ Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội./.

TA

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực