Hưng Yên: Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức khó khăn, chung sức, chung lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2010, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp

Thứ ba, 05/01/2010 10:43

Năm 2009, tỉnh Hưng Yên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã họi, nhất là về xuất khẩu, đầu tư và du lịch. Cùng với đó, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp càng tăng thêm những khó khăn, thách thức nặng nề trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và toàn quân, của cộng đồng doanh nghiệp và sự điều hành quyết liệt của chính quyền các cấp; đến nay, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã thu được những thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng khích lệ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp dịch vụ (nông nghiệp 27,06%; công nghiệp, xây dựng 42,36%; dịch vụ 30,58%): Công nghiệp tăng 11%, dịch vụ tăng 13,4%, tạo thêm việc làm mới cho 2,4 vạn lao động; thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và của tỉnh, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản, giữ ổn định lương thực ở mức 470 kg/đầu người, giá trị thu được trên 1 ha canh tác tăng cao; các chương trình, đề án sản xuất giống cây, con, phát triển kinh tế vùng bãi, xây dựng hạ tầng nông thôn... đang từng bước được triển khai và thực hiện đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần tích cực nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn, triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Sản xuất công nghiệp phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 20%, các doanh nghiệp đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, sản xuất được phục hồi và có bước phát triển, lao động được thu hút trở lại.

Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất, ngành dịch vụ trong những năm qua cũng có tốc độ tăng trưởng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân tăng 18,9%/năm. Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, thị trường xuất khẩu mở rộng, tỷ trọng hàng qua chế biến tăng và đa dạng. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được mở rộng và phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thu ngân sách hàng năm đều vượt dự toán giao, năm 2009 đạt trên 2.100 tỷ đồng, trong đó thu nội địa trên 1.500 tỷ đồng. Ước tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm (2006 - 2010) đạt 9.500 tỷ đồng, tăng bình quân 16,0%/năm; trong đó, thu nội địa khoảng 6.400 tỷ đồng, tăng 29,0%/năm.

Đầu tư phát triển đạt kết quả khá trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đã có 735 dự án (trong đó có 176 dự án nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký 33,8 nghìn tỷ đồng và 1,2 tỷ USD; có 448 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho trên 8,5 vạn lao động địa phương; đã có 10 khu công nghiệp được Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015.

Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2006 - 2010) đạt khoảng 47.000 tỷ đồng, bằng 63,6% GDP, trong đó vốn của các doanh nghiệp và dân tư đầu tư 33.000 tỷ đồng, chiếm 70,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6.000 tỷ đồng, chiếm 1,7%. Các nguồn vốn đầu tư được triển khai thực hiện tập trung và hiệu quả, một số dự án lớn và trọng yếu đã được triển khai thực hiện tập trung và hiệu quả, một số dự án lớn và trọng yếu đã được triển khai hoàn thành như: dự án hỗ trợ trang thiết bị y tế, dự án Chương trình nước và vệ sinh tại các thị trấn của Việt Nam giai đoạn I; Dự án năng lượng nông thôn II tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành lưới điện trung thế và phần hạ thế tại 31 xã; dự án quốc lộ 38B. Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư cho các lĩnh vực nông nghiệp - thủy lợi, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển của các lĩnh vực này.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần quan tọng nâng cao dân trí và nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, đã có học sinh đoạt giải nhất quốc gia và huy chương quốc tế. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập gióa dục tiểu học, THCS, cơ sở vật chất các trường học ngày càng hoàn thiện. Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 35.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 305 năm 2005 lên 40% năm 2010. Đề án xây dựng khu đại học Phố Hiến đã được Chính phủ phê duyệt, với quy mô đào tạo khoảng 80.000 sinh viên, làm tiền đề cho phát triển giáo dục, tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển dịch vụ.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng và đạt được nhiều kết quả tốt, chất lượng khám và điều trị được nâng lên; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư nâng cấp mở rộng; công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe đạt được một số kết quả tích cực; phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn tỉnh.

Văn hóa, xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, các hoạt động tuyên truyền, cổ động được diễn ra sôi nổi, phong phú. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai rộng khắp; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến; chất lượng làng, khu phố, cơ quan văn hóa được nâng lên; hoàn thành quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Phố Hiến, nhiều di tích được trùng tu tôn tạo như quần thể di tích Phố Hiến giai đoạn II, khu di tích Đa Hòa - Bình Minh, khu di tích Hải Thường Lãn Ông, khu di tích Tống Trân - Cúc Hoa, Phù ủng...

Các gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, những người có công với nước được quan tâm thường xuyên, quyên góp được hơn 11 tỷ đồng xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa. Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, phúc lợi và an sinh xã hội được trú trọng.

Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm đạt được những kết quả tích cực. Tỉnh ta đã hoàn thành việc thống kê và công khai bộ thủ tục hành chính các cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện một bước tiến mới trong cải cách thủ tục hành chính. Đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phòng, chống tham nhũng và đạt được những kết quả thiết thực; các hoạt động thanh tra, kiểm tra và điều tra, xử lý vi phạm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai tích cực gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Duy trì, củng cố và tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động tội phạm, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chủ động và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Năm 2010, kinh tế thế giới bước đầu ngăn chặn được đà suy giảm và bắt đầu có những khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường; thiên tai, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp và sự can thiệp, chống phá bằng nhiều thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội của nước ta, sẽ gây cho chúng ta nhiều khó khăn hơn.

Năm 2010 là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước: 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 65 năm ngày thành lập Nước, 35 năm ngày giải phóng miền Nam, Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội... sẽ là động lực tinh thần to lớn, cùng với những kinh nghiệm và kết quả đạt được của năm 2009 sẽ là điều kiện thuận lợi để chúng ta vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 với các mục tiêu cụ thể là: Tổng sản phẩm (GDP) tăng 11% đến 12%; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng trên 5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5%; giá trị các ngành dịch vụ tăng trên 14%; cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 25% - 44% - 31%; thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn 2.300 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 1.850 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 450 tỷ đồng; duy trì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 0,95%; tỷ lệ hộ nghèo còn 3%; tạo thêm việc làm mới cho 25.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%; tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 90%; tỷ lệ làng, khu phố văn hóa đạt 73%; tăng thêm 40 đến 60 trường chuẩn quốc gia.

Năm 2010 cũng là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tê s- xã hội năm 2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng thời tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tê - xã hội trong giai đoạn sắp tới. Do vậy, các cấp, các ngành phải triển khai nhiệm vụ ngay từ ngày đầu, tháng đầu, phải cụ thể hóa nhiệm vụ đến các đơn vị cơ sở, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể, có lộ trình, có phân công, có biện pháp và kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện; cụ thể là tập trung vào những nhóm giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tiếp tục chỉ đạo và tích cực triển khai các giải pháp, chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

- Tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thuộc chương trình hành động của Chính phủ và của tỉnh, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở gắn sản xuất với thị trường; tăng cường phổ cập tiến bộ kỹ thuật, đưa nhanh các giống mới, công nghệ canh tác, bảo quản, chế biến vào sản xuất; bảo đảm đủ giống tốt, phân bón, thuốc trừ sâu, đồng thời chủ động phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; rà soát, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ để giảm chi phí sản xuất và thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

- Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh, hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao; đặc biệt quan tâm đến yếu tố đổi mới công nghệ, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chú trọng công nghệ sản xuất tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Quản lý chặt chẽ chi ngân sách theo đúng Luật Ngân sách nhà nước và các nghị quyết của Quốc hội; tổ chức thực hiện tốt công tác thu, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế, nợ đọng thuế, phấn đấu đạt và vượt dự toán thu.

- Quảnl ý chặt chẽ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác của Nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, chống thất thoát và lãng phí, bảo đảm chất lượng công trình. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo các phương thức khác nhau; huy động tối đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện đầu tư nhanh và có hiệu quả; tổ chức rà soát, kiểm tra tình hình triển khai các dự án đầu tư đã được giao đất hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai, chủ đầu tư không đủ năng lực để thu hồi hoặc chuyển giao cho nhà đầu tư khác.

2. Bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hôi và bảo vệ môi trường.

- Tập trung tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về an sinh xã hội đã ban hành và đang được triển khai.

- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển toàn diện nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tốt xã hội hóa đào tạo; tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo nghề theo hướng tiếp cận với công nghệ hiện đại; quan tâm đến đào tạo nghề cho người nghèo và gia đình chính sách, nghề khu vực nông thôn, nhất là khu vực dành đất cho đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở khám, điều trị bệnh tại cộng đồng. Tăng cường hệ thống y tế dự phòng bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình; phấn đấu tỷ lệ phát triển dân số ổn định ở mức dưới 1%.

- Phát động các phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, khu dân cư văn hóa, làng văn hóa; thực hiện tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công.

- Tập trung đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực của xã hội để phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính mà trọng tâm là rà soát cắt giảm thủ tục hành chính và chấn chỉnh chế độ thi hành công vụ của cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành. Nâng cao chất lượng tiếp, đối thoại và giải quyết khiếu nại của công dân ở tất cả các cấp, các ngành, hạn chế khiếu kiện đông người vượt cấp. Thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phó, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phải dành thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời tiếp công dân những vấn đề thuộc thẩm quyền.

4. Tăng cường an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc, tạo bước chuyển biến căn bản trong các lĩnh vực an toàn xã hội, trật tự giao thông, trật tự công cộng.

5. Trước mắt cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho gieo trồng cây vụ đông xuân 2009 - 2010: Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm chỉ thị của UBND tỉnh, thực hiện các biện pháp khắc phục hạn hán, bảo đảm nước cho gieo trồng vụ đông xuân 2009 - 2010; rà soạt lượng thóc giống dự trữ, tìm nguồn cung ứng giống lúa đông xuân còn thiếu; theo dõi sát diễn biến thời tiết, lịch gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

Chuẩn bị chu đáo để nhân dân đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm; tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách, người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ. Tăng cường kiểm tra thị trường, ngăn chặn và xử lý kiên quyết việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo nổ; ngăn chặn việc lưu thông và bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức còn rất lớn; nhưng những kết quả đạt được trong thời gian qua đã cho chúng ta có thêm niềm tin, nguồn lực và những kinh nghiệm quý báu; cùng với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, sự điều hành của UBND tỉnh, sự đoàn kết nhất trí của Đảng, toàn quân và toàn dân chúng ta nhất định vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp.

Nhân dịp đón chào năm mới, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, xin chúc nhân dân và cán bộ trong tỉnh dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, chung sức chung lòng, xây dựng tỉnh Hưng Yên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực