leftcenterrightdel

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Ngày 30-9-1954, các hiệp nghị về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết. Theo quyết nghị ngày 17-9-1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Quân chính TP Hà Nội được thành lập do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh trưởng Sư đoàn Quân Tiên phong 308, làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Ngày 2-10-1954, tại Ủy ban liên hợp đình chiến T.Ư và tiếp sau đó, Chính phủ phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội chuẩn bị việc tiếp quản thành phố. Ngay từ buổi sáng 8-10-1954, theo kế hoạch đã định, các đơn vị quân đội chia thành nhiều đường tiến vào ngoại thành, đến 16 giờ 30 phút thì tới đường Đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy, Nhật Tân...

Ngày Giải phóng Thủ đô là thành quả to lớn sau 9 năm kháng chiến trường kỳ quân dân cả nước, đây là kết quả trực tiếp của đại thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954, chấp nhận rút khỏi miền Bắc Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10/1954 - 10-10-2021),  những hình ảnh chân thực sống động của các nhà báo trong và ngoài nước, những người chứng kiến Ngày tiếp quản lịch sử ghi lại, sẽ cùng tái hiện những ký  ức hào hùng về sự kiện trọng đại này.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, biết bao kỷ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết về những con người làm lên lịch sử, sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam. Ngày 10-10-1954 trở thành một dấu ấn xúc động không quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam.

Sự kiện này cũng trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

leftcenterrightdel
Nhịp cầu Long Biên hôm nay.

Cầu Long Biên - cây cầu huyền thoại với hơn 100 tuổi chứng kiến biết bao thăng trầm trong lịch sử Thủ đô Hà Nội thời kỳ cận đại, nơi những người Hà Nội đi sơ tán qua cây cầu Long Biên, để lại sau lưng thành phố vắng lặng. Đó là hình ảnh những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên vào ngày 10-10-1954. Mỗi nhịp cầu xưa vẫn giúp mỗi người hôm nay được ôn lại bản anh hùng ca của một Hà Nội hào hùng, kiêu hãnh.

Từ một thành phố bị chiếm đóng, bị chiến tranh tàn phá, giờ đây Hà Nội đang thay đổi từng ngày, xứng đáng là trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục, có vị trí hàng đầu của cả nước Chính quyền và người dân Hà Nội đang ra sức xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại xứng đáng là Thủ đô hòa bình, Thủ đô “Ngàn năm văn hiến”.

leftcenterrightdel
Nguyễn Dương (ảnh Tư liệu)
09/10/2021 20:52