|
Các chuyên gia y tế cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng trở lại trong bối cảnh một số nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN bắt đầu mở cửa trở lại trong khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 còn thấp.
(Ảnh: Reuters) |
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 662.128 ca mắc và 10.136 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 40.320.535 ca nhiễm COVID-19, trong đó 659.834 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (176.202 ca); Ấn Độ (45.971 ca); Anh (35.693 ca); Iran (33.170 ca); Brazil (26.348 ca); Malaysia (18.762 ca); Nga (18.368 ca)…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.430 ca); Mexico (835 ca); Nga (790 ca); Indonesia (653 ca); Brazil (625 ca); Iran (599 ca)…
Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 55.471.024 ca mắc COVID-19, trong đó 1.174.978 ca tử vong. Hết ngày 1/9, châu lục này ghi nhận đã có thêm 137.499 ca nhiễm mới và 1.635 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 35.693 ca, trong đó 207 ca tử vong. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 18.368 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 790 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Nga ghi nhận có 6.937.333 ca nhiễm COVID-19.
Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 70.374.375 ca nhiễm và 1.039.395 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 257.306 ca mắc và 4.454 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 65.618.035 ca được điều trị khỏi; 254.557 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 41.450 ca bệnh nặng.
Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 1/9, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 45.971 ca mắc mới và 505 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 32.856.863 ca và 439.559 ca. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines… lần lượt xếp sau Ấn Độ về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu Á.
Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 48.356.290 ca nhiễm COVID-19, trong đó 998.006 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama, … Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 835 ca tử vong, trong đó 11.146 ca mắc mới.
Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 36.956.273 ca, trong đó 1.131.496 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 20.804.215 ca nhiễm, trong đó 581.150 ca tử vong vì COVID-19.
Tại châu Đại dương, các quốc gia thuộc khu vực này hiện ghi nhận 164.460 ca nhiễm và 2.188 ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Australia, Fiji, French Polynesia, Papua New Guinea… là các quốc gia chịu ảnh hưởng nhất bởi đại dịch tại châu lục. Tính đến thời điểm hiện tại, Australia ghi nhận đã có 55.090 ca nhiễm, trong đó 1.012 ca tử vong. Ngày 1/9, nước này ghi nhận thêm 1.239 ca mắc mới và 6 ca tử vong mới vì dịch bệnh.
Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 7.884.412 ca nhiễm, trong đó 197.271 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.787.203 ca nhiễm COVID-19, trong đó 82.496 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...
Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 10 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 225.346 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 73.964 ca mắc COVID-19 và 2.189 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong ngày 1/9, khu vực ASEAN tiếp tục là nơi ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19. Quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Malaysia với 18.762 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 1.765.016 ca. Malaysia cũng ghi nhận 278 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên 16.942 người. Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Thái Lan với 14.802 ca. Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 1.219.531 ca mắc COVID-19. Số ca mắc ở Thái Lan đang có xu hướng giảm dần sau khi đã qua đỉnh dịch. Phillippines đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 1/9 với 14.216 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.003.955 ca. Tiếp đó là Việt Nam với 11.434 ca mắc, Indonesia với 10.337 ca, Myanmar với 3.358 ca; Campuchia với 455 ca, Lào với 274 ca; Timor-Leste với 242 ca, Singapore với 180 ca và Brunei với 146 ca.
Cũng trong ngày 1/9, có 8 quốc gia ghi nhận số ca tử vong mới gồm: Indonesia, Malaysia. Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia; Timor-Leste và Brunei.
Trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 mới theo ngày đang bắt đầu giảm dần, một số nền kinh tế hàng đầu khu vực như Indonesia và Thái Lan bắt đầu nới lỏng các biên pháp phòng dịch, các chuyên gia y tế cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng trở lại vì tỷ lệ tiêm phòng vaccine vẫn còn thấp.
Theo quy định mới, tại thủ đô Jakarta và một số khu vực trên đảo Java đông dân cư tại Indonesia, nhà hàng bên trong các khu mua sắm có thể mở cửa đón khách ở mức 50% công suất và các trung tâm mua sắm được phép mở cửa đến 21h00 trong khi các nhà máy được phép hoạt đông 100% công suất. Trong khi đó, Bangkok và 28 tỉnh thành khác của Thái Lan từng nằm trong danh sách có các ổ dịch nghiêm trọng có thể được mở cửa trở lại, các nhà hàng và trung tâm mua sắm được đón khách từ 50-75% công suất và mở cửa đến 20h.
Điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực châu Á Thái Bình Dương của Hôi Chữ thâp Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế, ông Abhishek Rimal bày tỏ: “Chúng tôi vẫn lo ngại về viêc mở cửa nền kinh tế khi chưa đạt các tiêu chí mà WHO đưa ra. Giờ đây, khi biến thể Delta hoành hành và tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, chúng ta rất có thể sẽ chứng kiến dịch bệnh tái bùng phát trong những ngày tới”.
Hiên tỷ lệ người dân được tiêm mũi vaccine đầu tiên ở Indonesia và Thái Lan là khoảng 30%. Tỷ lệ tiêm đủ hai mũi ở Indonesia là 17% và ở Thái Lan là 11%. Thủ đô Jakarta và Bangkok có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
Ông Dale Fisher, một chuyên gia cấp cao về bệnh truyền nhiễm tại Bênh viên Đại học quốc gia Singapore, thừa nhận rằng các lợi ích kinh tế của việc nới lỏng phong tỏa là không thể phủ nhận, nhưng cũng cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng./.