Thế giới có thêm gần 8.000 ca tử vong vì COVID-19 trong một ngày

Thứ bảy, 03/07/2021 08:55
(ĐCSVN) – Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 3/7/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 183.828.073 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.979.168 ca tử vong và 168.260.902 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 426.855 ca mắc và 7.976 ca tử vong mới vì đại dịch.
leftcenterrightdel
Philippines triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. (Ảnh: Reuters) 

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 34.577.996 ca nhiễm COVID-19, trong đó 620.967 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Brazil (65.165 ca); Ấn Độ (47.252 ca); Colombia (28.005 ca); Anh (27.125 ca); Indonesia (25.830 ca); Nam Phi (24.270 ca); Nga (23.218 ca);… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Brazil (1.763 ca); Ấn Độ (797 ca); Nga (679 ca); Argentina (610 ca); Colombia (586 ca); Indonesia (539 ca); Mỹ (309 ca)…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 48.134.378 ca mắc COVID-19, trong đó 1.104.742 ca tử vong. Hết ngày 2/7, châu lục này ghi nhận đã có thêm 76.380 ca nhiễm mới và 962 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 5.780.648 ca mắc COVID-19 và 111.135 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 2/7, Pháp có thêm 2.683 ca nhiễm mới và 24 ca tử vong mới vì dịch bệnh. Nga, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan… lần lượt xếp sau Pháp về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 56.139.467 ca nhiễm và 796.603 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 152.303 ca mắc và 2.359 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á, có 53.482.133 ca được điều trị khỏi; 134.063 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 26.559 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 2/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 47.252 ca mắc mới và 797 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 30.501.189 ca và 401.068 ca.

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 4.996.185 người mắc COVID-19, trong đó 96.146 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 48.371 ca mắc COVID-19 và 899 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar và Campuchia. Nhìn chung, Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á.

Indonesia hiện vẫn là ổ dịch nghiêm trọng nhất khu vực ASEAN. Ngày 2/7, Indonesia lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong 1 ngày cao chưa từng có với 25.830 ca nhiễm và 539 ca tử vong. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc COVID-19 tại Indonesia ở mức trên 20.000 ca. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 2.228.938 trường hợp dương tính và 59.534 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong khi đó, diễn biến dịch bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành một trong những ổ dịch nóng của khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới cao nhiều ngày liên tiếp và cao thứ hai trong số các nước Đông Nam Á. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 1.424.518 ca nhiễm và 24.973 ca tử vong vì dịch bệnh.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm trên 6.087 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 61 người.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 33.111 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 40.678.223 ca, tổng số người tử vong là 919.753 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 34.165.524 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.525.350 ca nhiễm và 233.248 ca tử vong. Tiếp đó là các quốc gia Canada, Panama, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala lần lượt xếp sau Mỹ và Mexico về tác động của đại dịch COVID-19 trong khu vực.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 33.160.028 ca nhiễm; 1.011.943 ca tử vong và 30.137.216 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 122.212 ca nhiễm và 3.276 ca tử vong vì dịch bệnh. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 18.687.469 ca nhiễm, trong đó 521.952 ca tử vong. Các quốc gia Argentina, Colombia, Peru, Chile, Ecuador, Bolivia lần lượt xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trong khu vực.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 5.639.866 ca mắc COVID-19, trong đó 144.828 ca tử vong. Những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 2.019.826 trường hợp, trong đó 61.332 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và Fiji là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 40 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 30.684 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 910 trường hợp tử vong vì COVID-19. Các quốc gia French Polynesia, Papua New Guinea, New Zealand, Fiji… lần lượt xếp sau Australia vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại khu vực này. Ngày 2/7, Fiji ghi nhận có 404 ca nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc virus SARS-CoV-2 tại nước này lên 5.235 ca. Trong 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận thêm 1 ca tử vong mới vì dịch bệnh, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại lên 25 ca.

Trước diễn biến vẫn đang hết sức phức tạp của đại dịch, ngày 2/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nên chủ động tiến hành xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 tại các cơ sở giáo dục nhằm tránh những ảnh hưởng tiêu cực của việc học từ xa. 

Hiện tại, việc xét nghiệm sàng lọc tại các trường học chỉ được đề xuất nếu phát hiện ổ dịch COVID-19. Tuy nhiên, WHO cho rằng nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc cả khi các học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường không có bất cứ triệu chứng bệnh nào.   

Trong tuyên bố chung với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, nhấn mạnh mùa Hè là thời điểm thuận lợi để các chính phủ triển khai các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát tỷ lệ lây lan dịch COVID-19, qua đó tránh được việc phải đóng cửa trường học./.

  

 

Hoài Hà

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực