Khẳng định công lao của Ngô Quyền với sự nghiệp trung hưng đất nước

Thứ ba, 26/03/2019 10:00
(ĐCSVN) – Tại Hội thảo khoa học “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước”, các nhà khoa học đã trao đổi những kết quả nghiên cứu về Ngô Quyền, làm rõ các nguồn tư liệu, thư tịch liên quan đến Ngô Quyền nói chung và giai đoạn Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa nói riêng.

Nhân kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2019), ngày 25/3, tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước”.

Hội thảo “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước”.

Hội thảo nhận được 16 tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý di sản, đại diện Hội đồng Ngô tộc Việt Nam. Các tham luận đã đề cập các vấn đề: Thân thế, sự nghiệp Ngô Quyền thông qua các nguồn sử liệu, thư tịch cổ; chiến thắng Bạch Đằng năm 983 ý nghĩa to lớn, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam; sự nghiệp dựng nước, xưng vương, định đô ở Cổ Loa vào mùa xuân năm 938 của Ngô Quyền…

Ngô Quyền sinh ra ở châu Đường Lâm (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội). Ngô Quyền là người tài giỏi, khôi ngô, tuấn tú. Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ chọn ông làm nha tướng, yêu mến và gả con gái cho, sau đó giao cho ông cai quản châu Ái (Thanh Hóa ngày nay).

Ngô Quyền đã có những đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc. Chiến công hiển hách đánh bại quân Nam Hán xâm lược trong trận Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi. Chiến thắng đó đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý, nhất là nghệ thuật đánh bại quân xâm lược ngay từ cửa ngõ đất nước. Đồng thời, Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử là cơ sở có ý nghĩa quyết định để mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập. Ông xưng Vương, định đô ở Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương và trị vì từ năm 939 đến năm 944.  

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trao đổi những kết quả nghiên cứu về Ngô Quyền, làm rõ các nguồn tư liệu, thư tịch liên quan đến Ngô Quyền nói chung và giai đoạn Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa nói riêng.

Kết quả của Hội thảo “Ngô Quyền và sự nghiệp trung hưng đất nước” là nguồn tư liệu khoa học để Hà Nội tiến tới tổ chức trọng thể kỷ niệm 1.080 năm ngày Ngô Quyền xưng vương, định đô ở mảnh đất Cổ Loa lịch sử vào trung tuần tháng 4/2019, tại Khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt Cổ Loa./.

HN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực