Chùa Bụt Mọc - thiền viên ở Bắc Ninh

Thứ ba, 02/02/2010 10:53

  
              Chùa Bụt Mọc                  Ảnh: Internet 
Gần 10 năm nay, đặc biệt là từ khi cả nước tập trung làm nhiều việc chuẩn bị cho Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, người dân xã Nam Sơn ( thành phố Bắc Ninh và đặc biệt là Hoà thượng Thích Thanh Dũng, phó chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Bắc Ninh đã cùng với giới tăng ni Phật tử dồn công sức xây dựng lại ngôi chùa Bụt Mọc.

Chùa được xây dựng trên nền đất cũ, tuy không đồ sộ, to lớn như xưa nhưng cũng rất khang trang, đẹp đẽ, có sức hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân gần xa, tăng ni, Phật tử du khách, các nhà doanh nghiệp trong tỉnh và nhiều tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng...tham quan, tìm hiểu giá trị lịch sử văn hoá. Khi bắt đầu khôi phục ngôi chùa, hàng nhiều người đã đã công đức, tiền của từ 15 đến 20 triệu đồng. Bà Đàm Thị Lan ở thôn Sơn Đông trong xã sau nhiều năm lăn lộn với cuộc sống ở Thủ Đô Hà Nội, lúc đứng tuổi đã đã quay trở về quê hương vô tư công đức tới 36 triệu đồng cho việc làm mang ý nghĩa tri ân tổ sư của chùa Bụt Mọc trụ trì mấy trăm năm trước.

Theo sử sách, chùa Bụt Mọc được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, dưới thời hậu Lê, do vị tổ sư Thích Tâm Công ( người Yên Phong, Bắc Ninh ) xây dựng. Vị tổ sư này đã từng đi nhiều nơi nhưng nhưng không thấy nơi nào phong cảnh hữu tình , tươi đẹp, kì thú như ở nơi đây. Dạo qua phong cảnh núi sông Người nhận thấy đây là một thế đất lớn của 4 con vật quí hiếm Long, Ly, Qui, Phượng tụ lại.. Nhà sư nghĩ rằng, trên dải núi Rồng, vương triều Lý đã cho xây dựng các chùa Đại Lãm, Hàm Long thì nơi này chắc dành riêng cho mình xây thêm ngôi chùa và được nhà Phật hiểm ứng. Rồi chùa được xây dựng 100 gian, thiết kế theo kiểu tam cấp bao gồm thượng điện, trung điện và hạ điện. Chùa Bụt Mọc được toạ lạc ngay nơi ông Bụt ra đời. tiếp đó là tam quan và nhà tổ. Bên cạnh chùa là thiền viên để dạy học , đào tạo đệ tử tăng ni. Tăng ni, Phật tử học xong toả đi các nơi truyền đạo, nhưng đến khi qua đời , dù là ở đâu, hài cốt của họ đều được đưa về chôn cất tại chùa Bụt Mọc. Vì thế mà chùa hiện nay có tới 105 cây tháp cổ kính rêu phong đứng im trong thế uy nghi trầm mặc. Chùa Bụt Mọc nhìn xa như một phiến đá nhô cao, phiến đã dựng một pho tượng toàn thân nhà sư Thích Tâm Thông , đầu trọc, phơi trần đến vai, mặt hướng về phía Tây, hai tay chắp trước ngực như đang đọc kinh cầu nguyện cho muôn dân Đại Việt được bình yên, thịnh vượng ...

Chùa Bụt Mọc gắn với rất nhiều truyền thuyết về vị tổ sư và các tăng ni phật tử. Chính vì lẽ này chùa được rất nhiều cán bộ của Viện Hán Nôm, Viện Sử học..tìm đến khảo cứu, tìm hiểu về những giá trị văn hoá, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, biên soạn thành những tài liệu tuyên truyền, phổ biến giúp cho nhân dân hiểu thêm sâu sắc và có ý thức bảo vệ giữ gìn, tham gia hành đạo theo cái triết lý nhân văn hướng thiện,” Từ bi hỷ xả “./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực