“Xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ: Biện pháp khắc phục và phát triển kinh tế địa phương”

Thứ bảy, 27/05/2023 10:04
(ĐCSVN) - Ngày nay xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ đã gây tác động tiêu cực đáng kể đến khu vực này. Nghiên cứu vấn đề xâm nhập mặn và mục tiêu, nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng đời sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong khu vực xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ là vấn đề vô cùng quan trọng.

Thời gian qua, xâm nhập mặn đã có những tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân và kinh tế địa phương. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre. Các tỉnh này chịu sự xâm nhập mặn mạnh mẽ từ biển, làm tăng mức nước mặn trong ruộng đất và nguồn nước ngọt.

Dữ liệu ban thời sự của đài truyền hình Việt Nam kênh VTV1 vào ngày 15/02/2023 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, xâm nhập mặn gây suy giảm năng suất, hạn chế khả năng trồng trọt và phá hoại đất đai. Nguồn nước ngọt bị mặn cũng ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân, khiến họ phải tìm kiếm nguồn nước khác để sử dụng. Hơn nữa, xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và công nghiệp, gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày và phát triển kinh tế của khu vực.Có ba nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn này:

Thứ nhất, thay đổi khí hậu là một nguyên nhân quan trọng. Sự tăng nhiệt toàn cầu và biến đổi khí hậu đã làm tăng mực nước biển, tạo điều kiện thuận lợi cho nước mặn xâm nhập vào đất liền.

Thứ hai, khai thác nước ngầm cũng đóng vai trò quan trọng trong xâm nhập mặn. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm giảm lượng nước ngọt trong vùng, làm tăng nồng độ mặn và mở đường cho nước mặn xâm nhập từ biển.

Thứ ba, tác động từ con người cũng đóng góp vào tình trạng xâm nhập mặn. Sự mở rộng của các hệ thống nuôi trồng thủy sản và khai thác muối cũng làm tăng lượng nước mặn trong vùng và gây ra xâm nhập mặn.

Hình ảnh người dân ở Cà Mau mùa cao điểm xâm nhập mặn 

Tình hình mới nhất cho thấy tình trạng xâm nhập mặn vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng gia tăng. Các cơ quan chức năng và tổ chức nghiên cứu đang nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn thông qua việc triển khai các biện pháp chống xâm nhập mặn, xây dựng các hệ thống thoát nước hiệu quả và quản lý tài nguyên nước một cách bền vững.

Dữ liệu ban thời sự của đài truyền hình Việt Nam kênh VTV1 vào ngày 15/02/2023 

Vấn đề xâm ngập mặn đã tồn tại từ lâu, nhưng tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ và gây ra tác động nghiêm trọng, đẩy xâm ngập mặn xảy ra với tốc độ kinh khủng. Để khắc phục vấn đề này, các cơ quan chức năng và tổ chức nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp hiệu quả như sau:

Bao gồm xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả như xây dựng các hệ thống thoát nước thông minh, bao gồm các kênh, hệ thống cống rãnh và cơ sở hạ tầng thoát nước, nhằm đảm bảo sự thoát nước hiệu quả. Bên cạnh đó là việc kiểm soát khai thác nước ngầm, tăng cường sử dụng nước tái tạo và phát triển các nguồn nước khác như nước mưa thu gom. Thêm vào đó là xây dựng các công trình phòng chống xâm nhập mặn như đê, bồn chứa nước, cống chứa nước và các công trình cải tạo đất đai nhằm giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn. Đặc biệt có thể đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phun nước ngọt, thiết bị làm mặn nước ngọt và phương pháp khử mặn nhanh chóng để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn. Chúng ta có thể tìm kiếm những sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ giải quyết vấn đề xâm nhập mặn. Tham gia vào các chương trình và dự án hợp tác quốc tế nhằm  nâng cao khả năng ứng phó và khắc phục tình trạng xâm nhập mặn. Bên trên là một số biện pháp khắc phục nổi bật bên cạnh đó còn có phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến kích canh tác thích ứng, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng,…

Một công trình chống xâm nhập mặn ở Việt Nam qua kênh VTV1 ngày 15/02/2023 

Dù cho những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế địa phương mà vấn đề này gây ra đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch, mặn hoá đất và nước làm giảm năng suất trong nông nghiệp, gây thiệt hại cho cây trồng và động vật thuỷ sản nhưng người dân sống ở khu vực này vẫn có thế tồn tại và chống chịu với những hoàn cảnh khó khăn này ngày qua ngày và họ không chịu khuất phục trước số phận dù cho kinh tế có hạn hẹp và nguồn sinh hoạt kém chất lượng và họ nỗ lực để vượt qua trình trạng xâm nhập mặn và tạo sự tồn tại bền vững ở khu vực Tây Nam Bộ. Chính vì điều kiện sinh hoạt hà khắc nên trong “cái khó ló cái khôn” họ đã tìm ra một trong những giải pháp hàng đầu là tăng cường canh tác nông nghiệp chịu muối. Điều này đòi hỏi sự đổi mới trong phương pháp canh tác, sử dụng giống cây chịu muối, và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Ngoài ra, đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ như công nghiệp chế biếnm xây dựng cơ sở hạ tầng dụ lịch nhằm khai thác du lịch địa phương có thể tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân ở nơi đây. Đồng thời, việc phát triển kinh tế địa phương mang lại lợi ích cho cộng đồng, như cải thiện hạ tầng, dịch vụ công cộng và sự phát triển xã hội.

Nhìn chung, phát triển kinh tế địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ. Đa dạng hóa nông nghiệp, đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, cùng với khai thác tiềm năng du lịch địa phương, sẽ không chỉ giúp tăng cường thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn đảm bảo sự bền vững và phát triển của khu vực trong tương lai.Để đạt được điều này, sự hỗ trợ và quan tâm từ chính phủ và cộng đồng quốc tế là rất quan trọng. Chính phủ cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp chịu muối, và khuyến khích sự đa dạng hóa ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng du lịch địa phương.

Từ phía cộng đồng quốc tế, sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề xâm nhập mặn là quan trọng. Hợp tác và trao đổi kiến thức với các tổ chức, nền tảng quốc tế có kinh nghiệm về quản lý tài nguyên nước và môi trường sẽ giúp tăng cường khả năng khắc phục và phát triển bền vững.Chỉ khi có sự hỗ trợ và quan tâm đồng thời từ cả chính phủ và cộng đồng quốc tế, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ và đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu vực này.

Lê Nghĩa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực