Đồng Nai: Xuất nhập khẩu phục hồi nhanh

Thứ năm, 04/06/2020 18:15
(ĐCSVN)- Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may của địa phương này đạt 697 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Dệt may là trong những ngành sản xuất ở Đồng Nai phục hồi nhanh sau dịch COVID-19.

(Ảnh: K.V) 

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may của Đồng Nai phải tạm dừng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, từ tháng 5, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã có sự hồi phục trở lại. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của tỉnh Đồng Nai, chỉ sau giày dép. Thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may của Đồng Nai khá rộng trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, tuy nhiên thị trường chính vẫn là Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu của Đồng Nai, trong tháng 5, đã đánh dấu sự phục hồi so với tháng trước đó. Giao thương với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã bắt đầu khởi sắc. Đơn hàng đến với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng tăng dần.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai trong tháng 5/2020 là 1,49 tỷ USD, tăng gần 11,3% so với 4/2020. Nhập khẩu hàng hóa đạt 1,3 tỷ USD và tăng 12,6% so với tháng 4/2020. Xuất nhập khẩu của Đồng Nai phục hồi nhanh hơn so với bình quân cả nước. Các ngành sản xuất chủ lực như giày dép, dệt may, xơ sợi dệt, sản phẩm từ gỗ... có kim ngạch cao hơn tháng 4/2020 từ 30% đến 44%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giày dép trong tháng 5/2020 đạt trên 450 triệu USD, tăng 30% (tương đương 113 triệu USD) so với tháng trước đó. Dệt may xuất khẩu hơn 145 triệu USD, tăng 41% (khoảng 43 triệu USD); kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ là 111 triệu USD, tăng 33% (28 triệu USD)...

Theo ông Lục Văn Thủy, Trưởng phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) tỉnh Đồng Nai, nhập khẩu tăng cũng là dấu hiệu tốt cho ngành công nghiệp vì sản xuất của các doanh nghiệp đang dần phục hồi. Đồng Nai chủ yếu nhập khẩu nguyên, phụ liệu cho sản xuất công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa. Còn máy móc nhập khẩu là để đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng được các đơn hàng lớn và khó./..

K.V

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực