Cử tri đề nghị tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường

Thứ năm, 21/05/2020 09:20
(ĐCSVN) - Trong vấn đề quản lý đất đai, môi trường và biến đổi khí hậu, cử tri và nhân dân đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương đã rà soát, xử lý những trường hợp sử dụng đất không đúng quy định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.
 Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày Báo cáo trước Quốc hội. (Ảnh: NT)

Ngày 20/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc. Tại phiên khai mạc kỳ họp, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Từ sau Kỳ họp thứ  8, Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.385 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước thông qua các Đoàn đại biểu Quốc hội và hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên. Trong đó, nhiều cử tri đã cho ý kiến về quản lý sử dụng đất, vấn đề thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…

Nhiều cử tri và nhân dân đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương đã rà soát, xử lý những trường hợp sử dụng đất không đúng quy định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn một số hạn chế như: Viêc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất chưa có chuyển biến rõ nét. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chậm, chưa đồng bộ. Viêc bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ở một số nơi còn bất cập. Môt số vụ viêc khiếu kiên phức tạp liên quan đến đất đai chưa được xem xét, giải quyết kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân...

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tiếp tục được Chính phủ, các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm, ủng hộ. Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương đã quan tâm kiểm soát, xử lý các hành vi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, tình trạng xả thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra ở nhiều đô thị, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Lượng rác thải sinh hoạt, nhất là rác thải nhựa trong các khu dân cư còn nhiều. Việc thu gom, xử lý rác, chất thải rắn còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc xả thải, đổ trộm chất thải, hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt xảy ra ở nhiều nơi, như vụ đổ trộm hóa chất xuống sông Hồng trên địa bàn huyện Thanh Trì (thành phố Hà Nội) trong tháng 3/2020, vụ "đầu độc" sông Hồng bởi nước thải làng nghề dệt nhuộm tại huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam)...

Cử tri và nhân dân đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bô, ngành liên quan, chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc hơn nữa trách nhiệm quản lý về môi trường; tăng cường công tác thanh, kiểm tra để phát hiên và xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường, thực hiện công khai rộng rãi kết quả để nhân dân biết và giám sát.

Ngoài ra, cử tri đánh giá cao việc Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép và chặt phá rừng. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân lo lắng trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, không phép và chăt phá rừng vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng ở môt số nơi. Hoạt đông khai thác cát, sỏi trái phép vẫn đang từng ngày diễn ra nhức nhối trên nhiều đoạn của sông Hồng thuộc nhiều tỉnh, thành, khu vực sông Lô thuôc tỉnh Phú Thọ, khu vực sông Lam thuôc tỉnh Nghệ An, trên các nhánh thuôc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuôc tỉnh Quảng Nam… Môt số vụ viêc phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ với khối lượng lớn trên địa bàn thuôc các tỉnh Thanh Hóa, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng...

Đây chính là môt trong những nguyên nhân chính gây ra sạt lở, lũ lụt, hạn hán, làm cạn kiêt nguồn tài nguyên, khoáng sản, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và cuôc sống người dân. Từ những thực trạng đó, cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ quyết liêt chỉ đạo BộTài nguyên và Môi trường, chính quyền các địa phương có giải pháp hữu hiêu để kịp thời ngăn chặn, phát hiên, xử lý nghiêm các vi phạm; xây dựng cơ chế, chế tài rõ ràng về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương còn để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép và chặt phá rừng, làm rõ những dấu hiệu làm ngơ, bao che cho các hành vi vi phạm.

Song song với những khó khăn của dịch bệnh, người dân còn phải đối măt với tình trạng sạt lở bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khốc liêt, chưa từng có trong lịch sử ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Môt số tỉnh như Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai. Hạn hán, xâm nhâp măn đã gây thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đông sản xuất nông nghiêp và đời sống người dân. Bên cạnh đó, dông lốc, mưa đá ở các tỉnh miền núi phía Bắc làm thiệt hại hoa màu, sập, trôi nhà cửa, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Cử tri và nhân dân mong muốn, kiến nghị Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp căn cơ, đồng bộ để giảm thiểu thiêt hại, ổn định sản xuất nông nghiêp và đời sống người dân; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hâu, ưu tiên, bố trí nguồn lực đầu tư vào hệ thống thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai; có phương án dự trữ, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh khi xâm nhập mặn lên cao, đảm bảo sinh kế bền vững cho nhân dân./.

BL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực