Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng

Thứ tư, 18/09/2019 16:50
(ĐCSVN) - Theo khảo sát của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành công nghiệp của nước ta là rất cao, giao động từ 20 đến 30%, đặc biệt có những ngành tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên đến 40% như: ngành xi măng, ngành sắt, thép, ngành dệt nhuộm, hoá chất,…
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành công nghiệp của nước ta là rất cao, giao động từ 20 đến 30% (Ảnh minh họa: A.N)

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, ngày 16/9/2019, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo nâng cao về sản xuất sạch hơn và kiểm toán viên năng lượng cho 60 cán bộ đang công tác tại các Sở Công Thương, Trung tâm sản xuất sạch hơn, Trung tâm tiết kiệm năng lượng, Trung tâm khuyến công và các doanh nghiệp tư vấn trong và ngoài ngành Công Thương trên toàn quốc.   

Trong bối cảnh nguồn cung điện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Đảng, Chính phủ đã xác định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm áp lực trong việc khai thác, chế biến và cung ứng các dạng năng lượng, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, động thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo bà Nguyễn Thị Lam Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững “để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trước tiên cần đánh giá đúng hiện trạng sử dụng năng lượng. Mục tiêu của kiểm toán năng lượng và đánh giá Sản xuất sạch hơn là đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng, sau đó xác định các giải pháp giảm suất tiêu thụ năng lượng, giảm các chi phí vận hành. Kiểm toán năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng lượng tại các hệ thống sản xuất và sinh hoạt trong khi vẫn duy trì hoặc cải thiện công suất dây chuyền, năng suất lao động, sức khỏe con người, sự thoải mái và an toàn cho môi trường sống, môi trường làm việc. Kiểm toán năng lượng tập trung xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tiềm năng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng”.

Do vậy cũng theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang “Khóa đào tạo chính là nhằm hỗ trợ các đơn vị tư vấn về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng xây dựng được đội ngũ chuyên gia có năng lực để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng và áp dụng các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiêu quả và sản xuất sạch hơn”.

Thông qua khóa đào tạo này, các học viên được học lý thuyết, thực hành thí nghiệm, tính toán và làm quen với các giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình trong công nghiệp như: hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, động cơ điện, hệ thống khí nén, hệ thống bơm, quạt gió, hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí, nhiên liệu và nồi hơi, hệ thống cấp hơi, lò nung công nghiệp, quản lý dự án, phân tích tài chính dự án, tìm hiểu các quy định và pháp lý liên quan đến kiểm toán năng lượng, trình tự thủ tục kiểm toán năng lượng. Ngoài gia, các học viên còn được trang bị chuyên sâu về những kỹ năng đánh giá và áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng một các toàn diện các giải pháp về cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng cũng như sử lý những vấn đề về ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp giải được chi phí đầu vào, nâng cao tính cạnh của sản phẩm, nâng cao được vị thế của doanh nghiệp.

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thương đã đào tạo được hơn 350 kiểm toán viên cho các đơn vị tư vấn về tiết kiệm năng lượng và 120 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn trên phạm vi cả nước.

A.N

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực