Khắc phục những hạn chế của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thứ sáu, 18/05/2018 22:27
(ĐCSVN) - Việc triển khai thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương đã góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư từ vùng quê cho đến thành thị.

Ngày 18/5, tại tỉnh Thái Bình, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã tổ chức Hội nghị giao ban Cụm 2, khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ năm 2018.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị
(Ảnh: Bộ VHTT&DL)

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện 15 tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã thảo luận, góp ý sôi nổi, trong đó nổi bật các vấn đề như: phân tích, làm rõ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Phong trào; những quy định bất cập trong một số văn bản quản lý nhà nước; khó khăn trong công tác phối hợp giữa các cơ quan thành viên, vấn đề bố trí sử dụng kinh phí, nhân sự, chế độ phụ cấp cho người làm Phong trào…

Đồng thời, các đại biểu cũng đánh giá mặt được và chưa được trong việc bình xét các danh hiệu văn hóa, trong đó tập trung đánh giá, phân tích nguyên nhân chính dẫn đến việc bình xét, công nhận danh hiệu văn hóa hiện nay còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm, bài học để khắc phục hạn chế yếu kém trong quá trình triển khai Phong trào. Hội nghị cũng đề ra những mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ cụ thể của Phong trào trong thời gian tiếp theo.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của đại biểu. Đồng chí khẳng định: Với việc triển khai thực hiện Phong trào ở địa phương đã góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư từ vùng quê cho đến thành thị; và nó bao trùm lên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội không chỉ ở cụm khu dân cư mà cả các cơ quan, đơn vị…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Trịnh Thị Thủy cũng khẳng định, Phong trào còn có nhiều hạn chế như: Việc bình xét các danh hiệu văn hóa còn mang nặng tính hình thức, chạy theo số lượng, không tuân thủ đủ trình tự, thủ tục và quy trình bình xét, dẫn đến việc tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình văn hóa cao trong khi môi trường văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ngoài ra, công tác truyền thông về kết quả đạt được của Phong trào còn chưa hiệu quả…

Bên cạnh đó,Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng cho rằng, công tác phối hợp của các Ban, Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện Phong trào chưa chặt chẽ, chưa rõ nhiệm vụ được phân công nên chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo còn chưa cao, chưa toàn diện. Có nhiều cuộc vận động, phong trào khi triển khai thực hiện lại có những tiêu chí trùng với tiêu chí cuộc vận động, phong trào đã thực hiện trước đó. Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng chia sẻ những khó khăn về mặt kinh phí và con người khi triển khai thực hiện phong trào với các địa phương.

Để Phong trào thực sự là cuộc vận động toàn dân, toàn diện, đúng với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, trong thời gian tới, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề nghị các Ban Chỉ đạo Phong trào cần tập trung trọng tâm, trọng điểm vào một số nhiệm vụ cụ thể: Tiếp tục rà soát và chấn chỉnh việc bình xét công nhận các danh hiệu văn hóa; xây dựng kế hoạch hành động, hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp; tham mưu Ban chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ…/.

K.T (Theo Bộ VHTT&DL)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực