Các mộc bản đang lưu trữ tại chùa Vĩnh Nghiêm, làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - ngôi chùa cổ xây dựng vào đầu triều Lý (1010 - 1225), mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, 3.050 tấm mộc bản bằng chữ Hán và Nôm, số ít bằng chữ Phạn được khắc từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Nội dung trong mộc bản là các kinh, sách do Tam tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng các hệ phái kế tiếp biên soạn. Các mộc bản quý có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.
Trong hệ thống mộc bản, ngoài phần kinh và giới luật là văn bản tôn giáo, có nhiều tác phẩm văn học, các tài liệu giá trị về mỹ học, y học, quá trình giao thoa văn hóa...
Với các giá trị khoa học, lịch sử đặc biệt, các cơ quan chức năng đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản Tư liệu Thế giới. Ngày 16/5/2012, bộ 3.050 mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bộ mộc bản đang được lưu giữ trang trọng tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Bộ mộc bản gốc, duy nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm
để truyền bá tư tưởng cốt lõi của đạo Phật cho hàng triệu tăng ni, Phật tử.
Kho sách cổ có nhiều bộ ván kinh quý giá. Ngoài ra còn có các
tác phẩm thơ, phú, nhật ký của Mạc Đĩnh Chi và một số vị cao tăng.
Một trang trong bộ “Kinh hoa nghiêm” trong số các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.
Mộc bản trong bộ kinh Tín lục - sách thuốc tại Chùa.
Mộc bản “Thiền tông bản hạnh”, một tác phẩm thiền học viết vào
thế kỷ XVIII bao hàm nhiều vấn đề về tôn giáo, triết học, lịch sử và văn học.
Tác phẩm đánh dấu sự hồi sinh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm dấu ấn thời Trần.
Giá trị mỹ học trên một mộc bản kinh Phật cổ vô giá - tác phẩm điêu khắc tinh tế
mang dấu ấn của các phường thợ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc biệt là
Liễu Tràng (Hải Dương) - một làng chuyên làm nghề khắc mộc bản lâu đời.
Tính chuẩn mực của mẫu chữ Nôm trong mộc bản thể hiện sự tinh tế,
tính thẩm mỹ cao của tư duy và văn hóa Việt Nam.
Hiện nay, mẫu chữ Nôm từ sách Thiền tông bản hạnh - một phần của mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm,
được Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm lấy làm mẫu cho font chữ Nôm trên mã Unicode
cài đặt ở các máy tính trên phạm vi thế giới.
Di sản văn hóa phản ánh nhiều giá trị độc đáo về tôn giáo,
tín ngưỡng, nghệ thuật, y học, điêu khắc,… của Việt Nam.
Những bản sách được in bằng mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được trưng bày.
Giới thiệu những tư liệu và hiện vật về quá trình chế tác,
bảo quản các mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm.