Dịch COVID-19 trên thế giới chưa có dấu hiệu chậm lại

Số ca mắc tại Mỹ vượt mốc 3 triệu ca
Thứ tư, 08/07/2020 06:58
(ĐCSVN) – Tính đến 6 giờ sáng 8/7, thế giới ghi nhận tổng số 11.925.630 ca mắc COVID-19 sau khi có thêm 193.049 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua– theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info.

Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 7/7, Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus  nhận định: “Đại dịch vẫn có diễn biến nhanh và rõ ràng chúng ta vẫn chưa đạt tới đỉnh dịch”.

 Dịch COVI-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu chậm lại (Ảnh: AFP/Getty Images)

Các số liệu mới nhất cho thấy, chỉ trong ngày hôm qua, thế giới có thêm 193.049 ca nhiễm mới, 5.211 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong trên toàn cầu vì COVID-19 lên 545.351 ca. Hiện có 6.837.170 ca đã bình phục, 4.543.109 ca đang được điều trị tích cực và 58.040 ca đang trong tình trạng nghiêm trọng.

Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch COVID-19. Số ca mắc bệnh tại Mỹ lên đến 3.088.055 ca sau khi nước này có thêm 47.863 ca mắc mới trong ngày hôm qua. Cường quốc hàng đầu thế giới đã ghi nhận 133.832 ca tử vong, 1.347.857 ca bình phục. Số ca mắc mới gia tăng tại 39 bang của Mỹ trong những ngày qua, trong đó 16 bang ghi nhâ%3ḅn những ngày cao điểm nhất kể từ khi bùng dịch, đã dẫn tới tình trạng quá tải tại các bê%3ḅnh viê%3ḅn. Bất chấp tình hình dịch COVID-19 xấu đi, các quan chức Nhà Trắng cho biết nền kinh tế Mỹ, vốn đang lao đao do tác đô%3ḅng của lê%3ḅnh phong tỏa toàn quốc áp đặt vào tháng 3 và tháng 4 vừa qua, sẽ không đóng cửa trở lại.

Sau Mỹ là Brazil với 1.668.589 ca mắc, 66.741 ca tử vong. Riêng trong ngày hôm qua, Brazil ghi nhận thêm 42.518 ca nhiễm COVID-19 mới. Ngày 7/7, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết mình đã dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thông tin này được ông xác nhận khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Đây là lần thứ 4 ông Bolsonaro tiến hành xét nghiệm COVID-19 sau khi có những triệu chứng mắc bệnh như sốt cao. Trước đó, Tổng thống Bolsonaro đã nhiều lần hạ thấp nguy cơ do dịch COVID-19, đồng thời hối thúc chính quyền các địa phương nới lỏng lệnh phong tỏa mà ông cho là đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Brazil. Tại Brazil, nhiều nhà hàng, quán bar và thẩm mỹ viện tại trung tâm kinh tế Sao Paulo đã mở cửa trở lại vào ngày 6/7 sau hơn 100 ngày đóng cửa do dịch COVID-19. Trong giai đoạn mới về nới lỏng biện pháp phòng dịch này, các cơ sở kinh doanh có thể mở cửa tối đa 6 giờ/ngày, nhưng không được phép hoạt động quá 40% công suất và phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh và giãn cách xã hội.

Châu Âu ghi nhận tổng số 2.504.625 ca nhiễm COVID-19,  trong đó 194.548 ca tử vong. Nga, Tây Ban Nha, Anh là ba quốc gia dẫn đầu danh sách số ca mắc COVID-19 trong khu vực với lần lượt số ca mắc bệnh là 694.230; 299.210và 286.349. 

Trong đó, Anh là nước có số ca tử vong cao nhất với 44.391 ca. Từ ngày 10/7, Anh sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với những người đến xứ England từ nhiều quốc gia được xem là có nguy cơ mắc COVID-19 thấp, trong đó có Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy. Việc dỡ bỏ quy định cách ly nói trên chỉ áp dụng đối với những người từ nước ngoài đến xứ England. Những người đến các khu vực khác của Anh bao gồm Scotland, Wales hoặc Bắc Ireland vẫn phải thực hiện tự cách ly trong 14 ngày, nếu vi phạm sẽ bị phạt. Trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm đã giảm, Anh đang dần dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi người dân cần tiếp tục tuân thủ quy định về giãn cách xã hội và hành động một cách "có trách nhiệm".

Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, nhằm giảm thiểu những thiệt hại với các ngành kinh tế do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra, ngày 7/7, Chính phủ Tây Ban Nha thông báo sẽ giải ngân 1,8 tỷ euro (tương đương 2 tỷ USD) hỗ trợ các công ty vận tải bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Số ca mắc COVID-19 tại Bắc Mỹ đã tăng lên 3.610.939 ca sau khi khu vực này ghi nhận thêm 55.686 ca nhiễm mới. Hiện đã có 177.557 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ chiếm tới gần  86% số ca mắc COVID-19 ở khu vực này. Tiếp theo đó là Mexico với 261.750 ca nhiễm, 31.119 ca tử vong. Canada cũng ghi nhận con số 106.106 ca nhiễm, trong đó 8.708   ca đã tử vong.

Châu Á có thêm 50.144 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở khu vực này lên 2.680.261 ca, trong đó 64.442 ca đã tử vong,  1.821.458  ca phục hồi . Ấn Độ vẫn là quốc gia dẫn đầu trong khu vực, đứng thứ ba thế giới về số ca nhiễm, với 743.481 ca, trong đó 20.653 ca tử vong. Tiếp theo là Iran với 245.688 ca nhiễm, 11.931  ca tử vong. Đứng thứ ba khu vực là Pakistan với 234.509 ca nhiễm, 4.839 ca tử vong.

Tại Ấn Độ, thủ đô tài chính Mumbai đã mở 4 bệnh viện dã chiến do số ca tử vong ở khu vực này chiếm 1/4 trong tổng số 20.653 ca tử vong trên toàn quốc và các bệnh viện trong thành phố đang trong tình trạng quá tải khi phải tiếp nhận tới hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Trong khi đó, các nhân viên y tế đang phàn nàn về tình trạng thiếu nhân lực nghiêm trọng do một số bác sĩ và y tá kinh nghiệm không được ra tuyến đầu chống dịch do họ dễ bị nhiễm virus do tuổi cao và điều kiện sức khỏe không cho phép. Trong bối cảnh số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ gia tăng, nhiều chuyên gia cho rằng nước này không tiến hành xét nghiệm đầy đủ, khiến nhiều ca nhiễm không được phát hiện.

Trong khi đó, ngày 7/7, Iran thông báo có thêm 200 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Trung Đông này hồi tháng 2.

Nam Mỹ ghi nhận 2.607.536 ca nhiễm sau khi có thêm 58.019 ca nhiễm mới trong ngày qua,  trong đó có 96.647 ca đã tử vong, tổng số ca bình phục là 1.671.177. Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm và ca tử vong với con số lần lượt là 1.668.589 và 66.741. Riêng trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 42.518 ca nhiễm, 1.185 ca tử vong. Tiếp theo là Peru và Chile với số ca nhiễm  lần lượt là 309.278 và 301.019.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 17.432, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 511.142, trong đó 12.014 ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực với 215.855 ca, trong đó 3.502 ca đã tử vong, 102.299 ca đã phục hồi. Tiếp theo là Ai Cập và Nigeria với số ca nhiễm lần lượt là 77.279 và 29.879. Ngày 7/7, Naspers, tập đoàn truyền thông lớn nhất châu Phi có trụ sở tại Nam Phi thông báo kế hoạch sa thải hơn 500 nhân viên và đồng thời đình bản một loạt ấn phẩm nổi tiếng trong bối cảnh doanh thu từ phát hành và quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng do các tác động tiêu cực từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo kế hoạch, tập đoàn truyền thông hiện có hơn 3.000 nhân công này sẽ lập tức đóng cửa 5 tạp chí chủ chốt, 2 tờ báo quốc gia cùng hàng loạt các tờ báo địa phương. Trong số này, nhiều tờ có lịch sử lâu đời và mang tính biểu tượng như Son op Sondag, Sunday Sun, Women’s Health, Bicycling và Runner’s World.  .

Châu Đại Dương có thêm 173 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 10.406 ca, trong đó có 128 ca tử vong. Australia có thêm 169 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 8.755, trong đó có 106 ca tử vong./.

Kiều Giang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực