Công tác Tuyên giáo cần chủ động, nhạy bén và sáng tạo hơn nữa (*)

Thứ năm, 07/01/2010 20:48
Untitled 2

(ĐCSVN) -  Chiều 7-1, sau hai ngày làm việc, Hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 đã thành công tốt đẹp. Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TW đã có bài phát biểu quan trọng tổng kết hội nghị. Báo điện tử ĐCSVN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Kính thưa toàn thể các đồng chí.

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, sôi nổi, thảo luận dân chủ, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị của chúng ta đã hoàn thành chương trình đề ra và đạt kết quả tốt. Hội nghị đã được đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị đến dự, chỉ đạo Hội nghị và giao nhiệm vụ năm 2010 cho ngành tuyên giáo chúng ta. Sự có mặt và bài phát biểu của đồng chí Trương Tấn Sang thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này của Đảng và Nhà nước ta.

Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, tôi hoan nghênh sự có mặt và tham gia đầy đủ các nội dung của Hội nghị của các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy, các bộ, ban, ngành ở Trung ương, sự tham gia tích cực, nghiêm túc của lãnh đạo các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc ngành tuyên giáo toàn quốc.

Sau khi nghe dự thảo Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Hội nghị đã giành phần lớn thời gian để trao đổi, thảo luận. Đã có 10 ý kiến phát biểu tại hội trường và 22 ý kiến phát biểu tại 3 tổ. Hai hình thức thảo luận này giúp cho Hội nghị vừa bàn bạc những vấn đề chung của toàn ngành, vừa trao đổi kỹ được các vấn đề cụ thể. Những ý kiến phát biểu đã phản ánh khách quan, thẳng thắng tình hình công tác tuyên giáo năm 2009, những kết quả đáng mừng và những hạn chế, yếu kém cần chỉ ra và khắc phục. Từ thực tiễn hoạt động phong phú ở địa phương, cơ sở, các đồng chí đã bổ sung nhiều nội dung cho dự thảo Báo cáo của Ban. Qua tổng hợp các ý kiến phát biểu, có thể nêu lên ba cụm vấn đề lớn sau:

Về cơ bản, Hội nghị nhất trí với các nội dung được trình bày trong Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nhiều ý kiến bổ sung thêm các hoạt động phong phú, cụ thể, làm rõ và nhấn mạnh một số nhận định trong báo cáo chung. Lãnh đạo Ban xin tiếp thu các ý kiến này để làm cho báo cáo của ngành toàn diện và sâu hơn.

Từ thực tiễn hoạt động của các địa phương, ngành, cơ sở, nhiều ý kiến đề xuất về một loạt vấn đề liên quan đến hoạt động của ngành như:
- Giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, điểm nóng trên các lĩnh vực, cơ chế phối hợp, triển khai để đảm bảo hiệu quả trong quá trình xử lý những vấn đề đó.
- Yêu cầu về sự chỉ đạo kịp thời, sắc bén, đồng bộ trước những vấn đề mới nẩy sinh.
- Những vấn đề về công tác cán bộ ngành tuyên giáo: bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế, chính sách, chế độ… đối với ngành…
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao những đóng góp, đề xuất của các đồng chí. Tất cả chúng ta đã học tập được nhiều, rút ra được những kinh nghiệm thực sự bổ ích qua Hội nghị này. Một lần nữa, xin nhiệt liệt hoan nghênh và cám ơn các đồng chí.

Những nội dung của Hội nghị, các đồng chí đã nắm vững, tôi xin không nhắc lại. Tôi chỉ xin làm rõ và nhấn mạnh một số điểm sau:
Một, về đánh giá công tác tuyên giáo năm 2009. Với tinh thần thực sự khiêm tốn và cầu thị của người cộng sản, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, công tác tuyên giáo năm 2009 đã đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần trực tiếp và có hiệu quả vào thành tựu chung để đất nước chúng ta vượt qua những khó khăn, hiểm nghèo, đứng vững và tiếp tục phát triển trong năm 2009.
Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, tôi trân trọng ghi nhận, nhiệt liệt hoan nghênh và bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước sự tận tụy và những đóng góp của tất cả các cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn ngành tuyên giáo. Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cám ơn sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ chí tình của tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan đã góp phần trực tiếp cho những thành công của ngành tuyên giáo năm 2009.

Thưa toàn thể các đồng chí,

Năm 2009 là năm đất nước ta gặp nhiều khó khăn, chịu đựng nhiều thách thức gay gắt, đó là những khó khăn đến từ bên ngoài do những biến động phức tạp về kinh tế - chính trị, quan hệ quốc tế tạo nên cùng với những khó khăn ở bên trong do những yếu kém, bất cập của chúng ta. Đó là những khó khăn khách quan gắn với những khó khăn chủ quan và còn là những khó khăn chung của cả nước, đồng thời cả những khó khăn nảy sinh trong bản thân ngành tuyên giáo chúng ta. Trước những khó khăn đó, đã có người dự báo, năm 2009 đất nước ta sẽ đứng bên bờ vực thẳm. Các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị cho rằng, năm 2009 ở nước ta từ khủng hoảng kinh tế không khắc phục được sẽ tất yếu dẫn tới bùng nổ xã hội, bạo lực chính trị và nguy cơ sụp đổ của xã hội chủ nghĩa.

Bối cảnh và đặc điểm trên của năm 2009 đã trở thành một thách thức trực tiếptác động mạnh mẽ đến toàn bộ công tác tuyên giáo, từ Trung ương đến cơ sở, đòi hỏi công tác tuyên giáo phải đạt bằng được những mục tiêu vừa rất cấp thiết, vừa cơ bản và cốt lõi. Năm 2009 mạnh của toàn dân tộc để vượt qua khó khăn. Năm 2009 rất cần phải nói rõ sự thật để nhân dân đồng cảm, chia sẻ trước những thách thức, đồng thời kiên quyết hạn chế, đẩy lùi tâm trạng bi quan, chán nản và đánh bại mưu đồ đen tối, phá hoại của các thế lực thù địch. Năm 2009 rất cần sự phát hiện, nâng niu, khẳng định kịp thời các nhân tố mới, các điển hình nỗ lực vươn lên trong khó khăn, các tấm gương cao đẹp của con người Việt Nam trong lao động và đấu tranh.

Từ những đòi hỏi cấp thiết đó, nhìn lại toàn bộ công tác năm 2009 trên các lĩnh vực, từ lý luận chính trị, tư tưởng đến văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản, từ giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ đến các vấn đề xã hội như y tế, thể dục thể thao, từ tuyên truyền trong nước đến tuyên truyền đối ngoại, chúng ta vui mừng nhận thấy, công tác của ngành tuyên giáo toàn quốc đạt được một số kết quả nổi bật sau:

Đã thực sự chủ động, tích cực, nhậy bén trong hoạt động, đã triển khai đúng trúng những nội dung công tác phù hợp và đáp ứng tốt các nhu cầu của xã hội, của đất nước, do đó, công tác tuyên giáo đã góp phần với hiệu quả thực tế cao vào công cuộc vượt qua khủng hoảng, đứng vững và tạo nên bước phát triển mới của đất nước. Với những cố gắng to lớn, trên từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của ngành, từ cơ sở đến Trung ương, đều đạt được những kết quả tốt và những điểm mới rõ rệt. Công tác tuyên truyền đã bám sát các sự kiện, gắn chặt với tiến trình giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội. Hoạt động báo chí - xuất bản đã tạo được những vệt tuyên truyền có hiệu quả và sức lan tỏa mạnh trong đời sống. Văn hóa, văn nghệ phát triển đa dạng, đồng thời đã hướng mạnh, quy tụ vào những chủ đề quan trọng của đất nước, đặc biệt có những tác phẩm tốt phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Toàn ngành đã bao quát toàn diện các lĩnh vực công tác đồng thời chú trọng nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, kết hợp tốt giữa việc nâng cao chất lượng tham mưu với năng lực tác chiến hàng ngày, đánh giá, xử lý và giải quyết những sự kiện, biến cố xảy ra.

Sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với các cơ quan, đơn vị cùng cấp trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở có một bước phát triển mới, là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp của ngành và hiệu lực của những quyết định chung. Các quy chế mới được triển khai, thực thi có hiệu quả trong thực tiễn là một kinh nghiệm mới, rất đáng quý trong hoạt động của toàn ngành.
Nhân tố quyết định làm nên những kết quả và những điểm mới đó chính là chúng ta đã thường xuyên bám sát sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của lãnh đạo cấp ủy địa phương, vận dụng nghiêm túc và sáng tạo sự chỉ đạo đó trong hoạt động thực tiễn. Đồng thời, đó cũng là kết quả của sự nỗ lực to lớn của toàn ngành, thường rất cần một sự thống nhất cao về tư tưởng, chính trị trong toàn Đảng, sự đồng thuận tạo nên sức xuyên nắm bắt thực tiễn đời sống, cố gắng tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động tuyên giáo.
Thực tiễn hoạt động của năm 2009 cho chúng ta rút ra một số kinh nghiệm rất quan trọng. Công tác tuyên giáo bao giờ cũng đứng trước đồng thời cả thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức. Song, nếu không kịp thời nắm bắt và vận dụng tốt, thuận lợi và cơ hội sẽ trôi qua rất nhanh. Ngược lại, nếu đội ngũ tuyên giáo cóbản lĩnh, chủ động, tích cực, tỉnh táo và sáng tạo thì ngay trong khó khăn, thách thức gay gắt, quyết liệt, chúng ta cũng tìm ra được nhiều cách làm hay, có hiệu quả cao, sức thuyết phục lớn, làm chuyển đổi từ khó khăn, thách thức sang cơ hội và thời cơ. Do đó, một mặt, chúng ta cần nhận biết đúng, chính xác các nhân tố trên, mặt khác, không chờ đợi, ỷ lại và càng không được nản chí, nản lòng. Bài học đó không chỉ cho năm 2010, mà cho toàn bộ công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo của chúng ta nhiều năm tới.

Hai, trong báo cáo chung, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã phân tích 9 yếu kém, khuyết điểm của ngành tuyên giáo trong năm 2009. Trong thảo luận, một số đồng chí cũng thẳng thắn làm rõ các yếu kém, khuyết điểm cụ thể của địa phương và của toàn ngành. Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả thực tế của công tác tuyên giáo còn hạn chế, chưa chủ động, sắc bén trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình. Phương thức công tác tuyên giáo còn theo lối cũ, thiếu năng động, sáng tạo… Những năm qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng khắc phục, song kết quả chưa đạt như mong muốn. Cần phải tìm ra nguồn gốc của những yếu kém đó ngay trong năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chúng ta. Tôi cho rằng, trong năm tới, cần ra sức tập trung giải quyết các khâu còn yếu kém và bất cập sau:

Năng lực, trình độ tham mưu của ban tuyên giáo các cấp, của cán bộ tuyên giáo từ cơ sở đến Trung ương. Mỗi cán bộ tuyên giáo cần thường xuyên bám sát thực tiễn, rèn luyện năng lực phát hiện nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề nảy sinh trong đời sống, từ đó đề xuất được những kiến nghị, giải pháp thích hợp, kịp thời. Nhiều cán bộ tuyên giáo còn gặp khó khăn trong thực hiện yêu cầu này. Thời gian qua, chúng ta chưa giải đáp có sức thuyết phục được một số sự kiện nảy sinh, ví dụ như vấn đề biển Đông, vấn đề bôxít chính vì thiếu năng lực hiểu biết toàn diện, thấu đáo, khoa học các vấn đề đó.

Năng lực tác chiến cụ thể, hàng ngày, biết phân tích, đánh giá các sự kiện, biến cố, đồng thời có khả năng tổ chức lực lượng phối hợp để cùng xử lý các vấn đề đó. Nhiều đồng chí cho rằng, chúng ta còn bị động, lúng túng, hoạt động đạt hiệu quả thấp chính vì chưa kết hợp tốt yêu cầu tham mưu chỉ đạo với năng lực tác chiến cụ thể. Yêu cầu nói đi đôi với làm đối với ngành tuyên giáo chính là ở đặc trưng này. Phải chăng, truyền thống của ngành công tác tư tưởng luôn luôn bám sát đời sống, gắn bó máu thịt với đồng bào, đồng chí, làm người bạn tin cậy, thân thiết của nhân dân, đặc biệt ở cơ sở, đã không được phát huy tốt. Cách làm theo kiểu công chức, hành chính còn khá phổ biến, chưa chú trọng khắc phục.

Tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ. Mỗi cán bộ tuyên giáo phải là cán bộ am hiểu sâu sắccó trình độ chuyên môn tốt trên từng lĩnh vực được phân công phụ trách. Đây là đòi hỏi cao, song không thể né tránh. Định hướng chính trị của chúng ta phải trên cơ sở am hiểu lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, không thể chỉ nói “chính trị chay” để mong thuyết phục người khác. Hiệu quả, hiệu lực công tác của chúng ta còn nhiều bất cập có từ nguyên nhân cụ thể và trực tiếp này.

Chúng ta đã cố gắng đổi mới nội dung và phương thức công tác, song, cho đến nay, vẫn còn trong tình trạng đổi mới chưa triệt để, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, chưa theo kịp những biến đổi nhanh của thực tiễn. Trong khi đó, cách làm cũ còn khá phổ biến cả trong tư duy và trong tổ chức thực hiện. Phương châm thực hiện thông tin hai chiều, đặc biệt coi trọng thông tin từ dưới lên, bám sát, hướng về cơ sở, phục vụ cơ sở, triển khai công tác tư tưởng gắn với từng đối tượng cụ thể, phát hiện và khẳng định các nhân tố mới,lấy cái đẹp dẹp cái xấu, cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực… vẫn chưa được thực hiện tốt ở tất cả các cấp trong ngành tuyên giáo, có nơi, mới chỉ là lời kêu gọi, sự mong muốn.

Ba,Hội nghị chúng ta đã thảo luận và nhất trí cao với phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của công tác tuyên giáo năm 2010. Chúng ta cũng đã phân tích những cơ hội lớn và những thách thức đối với công tác tuyên giáo trong năm 2010. Tôi rất đồng cảm với ý kiến của các đồng chí khi nhấn mạnh những đặc điểm rất đặc biệt của năm 2010. Tôi xin nhấn mạnh một số nét nổi bật của năm 2010 mà các năm khác không có:

- Đó là năm cuối kết thúc chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010), kết thúc kế hoạch 5 năm (2006 - 2010), có nghĩa là năm quyết định để hoàn thành mục tiêu đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển chuẩn bị cho bước phát triển mới của đất nước. Hoàn thành mục tiêu trên một cách toàn diện, vững chắc, năm 2010 sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước ta.

- Đó là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Cả năm 2010 sẽ là những đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, rộng lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Tiến hành thành công đợt sinh hoạt chính trị này là nhân tố cực kỳ quan trọng củng cố, phát triển nền tảng tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta và sẽ là một đòn tấn công có hiệu quả đánh bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Xin lưu ý các đồng chí, các phần tử cơ hội cho rằng, năm 2010 sẽ là năm sụp đổ của Đảng ta, chế độ ta. Chúng đã chuẩn bị cho sự kiện đó từ năm 2007-2008 và đang hi vọng tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

- Đó là năm có những ngày kỷ niệm trọng đại của Đảng ta, nhân dân và dân tộc ta: 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm thành lập Đảng, 65 năm thành lập nước, 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm ngày thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và một số ngày lễ lớn của các đoàn thể, các ngành. Đối với ngành tuyên giáo, năm nay chúng ta vui mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của ngành.Đối với ngành tuyên giáo chúng ta, nhấn mạnh những sự kiện lớn trong năm 2010, không chỉ coi đó là cơ hội, là thời cơ, mà phải nhìn nhận như một đòi hỏi cao, một thách thức lớn đối với công việc của chúng ta. Thời cơ sẽ qua đi nếu chúng ta không chủ động, kịp thời nắm bắt. Thời cơ không tự nó tạo ra hiệu quả, chất lượng, mà nếu không có chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp sẽ làm cho công tác của chúng ta tụt hậu so với yêu cầu và nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Như vậy, năm 2010 đòi hỏi chúng ta phải làm việc khẩn trương, quyết liệt, tâm huyếtbài bản hơn nữa. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung suy nghĩ, bàn bạc thấu đáo với các cơ quan, ban, ngành liên quan, xây dựng cho được một chương trình, kế hoạch công tác toàn diện và có lộ trình cụ thể trong cả năm 2010 đến Đại hội lần thứ XI của Đảng. Toàn bộ các lĩnh vực, các nhiệm vụ của công tác tuyên giáo được bàn bạc và nhất trí trong Hội nghị này phải được đặt vào kế hoạch, chương trình đó, vừa đảm bảo tính toàn diện, vừa phải tạo cho được những cao trào, những đỉnh caotập trung cho những trọng điểm của công tác tuyên giáo trong năm 2010, lấy các ngày kỷ niệm, các ngày Đại hội Đảng các cấp làm mốc cụ thể để phấn đấu.

Tôi đề nghị, ngay sau Hội nghị này, các đồng chí cần tập trung xây dựng và hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác năm 2010. Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ tổng hợp kế hoạch đó, kết nối những hoạt động lớn để tạo bằng được những cao tràotrọng điểm hoạt động của toàn ngành.

Để hoàn thành trọng trách năm 2010, các đồng chí đều có chung một nguyện vọng là củng cố, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt ở địa phương và cơ sở. Đồng chí Trương Tấn Sang đã giải đáp một số kiến nghị, đề xuất của chúng ta. Trong khi chúng ta tiếp tục đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiên cứu, giải quyết một số kiến nghị chính đáng như chế độ, chính sách, bộ máy, nhân sự, đồng thời bản thân ngành chúng ta cần chủ động triển khai các công việc để nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tuyên giáo. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã xác định năm 2010 là năm lấy nhiệm vụ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong nhiệm vụ trung tâm, trọng điểm của toàn ngành. Những kinh nghiệm bước đầu trong việc triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo toàn quốc, cán bộ văn hóa, văn học, nghệ thuật vừa qua cho phép chúng ta tin chắc rằng, với sự cố gắng, đồng tâm hiệp lực chung, chúng ta sẽ làm tốt công việc hết sức cấp thiết đối với toàn ngành, để năm 2010 ngành tuyên giáo vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010, vừa củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ tuyên giáo cho những năm sau. Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Văn phòng Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính…) để xây dựng kế hoạch dài hạn và cụ thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo.

Thưa toàn thể các đồng chí,

Kết quả đáng tự hào của công tác tuyên giáo trong năm 2009 với nhiều thử thách gian nan cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu, tạo niềm tin và sự phấn khởi của toàn ngành quyết tâm hoàn thành tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa những nhiệm vụ nặng nề năm 2010. Với niềm tin sâu sắc đó, tôi xin chúc tất cả các đồng chí một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công mới.

(*) Đầu đề là của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực