Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Tây hồ Tây, thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Ngôi chùa có lịch sử khoảng 1.500 năm này được coi là lâu đời nhất ở đất Thăng Long – Hà Nội. Trấn Quốc không phải là tên gọi đầu tiên của ngôi chùa lâu đời này mà ban đầu chùa có tên là Khai Quốc. Qua nhiều lần đổi tên, từ đời vua Lê Hy Tông, người dân vẫn quen gọi chùa là Trấn Quốc và được lưu giữ đến ngày nay.
Kiến trúc nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa mặt hồ nước mênh mông tĩnh lặng. Chùa Trấn Quốc còn là trung tâm Phật giáo của Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần, vua và các quan thường chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá đến lễ, bái vào những dịp lễ, tết trong năm.
Đánh giá cao những giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh quan ngôi chùa, viện Viễn Đông Bác Cổ đã từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong toàn sứ Đông Dương. Và đến năm 1962, Nhà nước xếp hạng chùa là di tích lịch sử Quốc gia. Ngôi chùa được trùng tu sửa chữa gần đây nhất vào năm 2010 để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào 11/2010.
Chùa Trấn Quốc nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính và không gian thoáng mát...
.
....và một tổng thể kiến trúc, lịch sử văn hóa, thiên nhiên hoàn hảo...
.
Chùa mang những nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam.
Vườn tháp với nhiều tháp cổ từ thế kỷ 18.
Chùa Trấn Quốc còn lưu giữ khá đầy đủ các hệ thống tượng,hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng.
Đáng chú ý, chùa có pho tượng Phật nhập Niết Bàn mà dân gian quen gọi là Phật nằm,
một dạng tượng ít thấy ở các chùa Bắc bộ.
. .
Những nét cổ kính nhuốm màu thời gian trong không gian của danh thắng
Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lý và thời Trần
với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng,
một điểm đến thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan trong và ngoài nước.
Hòa quyện cùng nền tảng di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, sự ra đời và phát triển
các không gian văn hóa mới tạo lên sự giao thoa thú vị giữa cổ kính và hiện đại,
nhưng vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách bền vững.
.