Đền Trần Thái Bình - nơi địa linh phát tích vương triều Trần

Chủ nhật, 24/11/2024 17:21
(ĐCSVN) - Đền Trần Thái Bình, ở làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi thờ các vị vua triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất 700 năm trước và được lịch sử Việt Nam ghi nhận là nơi phát tích của vương triều nhà Trần.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận, vương triều nhà Trần tồn tại trong lịch sử thời Đại Việt với 12 đời vua, kéo dài và tỏa sáng 175 năm (1225 - 1400). Về sau, thêm đời hậu Trần kéo dài 7 năm (1407 - 1414) với 2 ông Vua Trần tự xưng khởi nghĩa kháng chiến chống lại Hồ Quý Ly và giặc Minh. Đây là triều đại phát triển rực rỡ, hưng thịch nhất trong tiến trình lịch sử phong kiến Việt Nam với 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh, làm nên hào khí Đông A.

Vương triều Trần với nhiều vị vua anh minh như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều danh tướng kiệt xuất như: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư...

 Từ lâu, Thái Bình được biết đến là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà gây dựng cơ nghiệp.

Từ lâu, Thái Bình được biết đến là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều nhà Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà gây dựng cơ nghiệp. Các vua Trần đã cho xây dựng hành cung Long Hưng, hành cung Lỗ Giang để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam Đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần.

Đền Trần và Thái Đường Lăng tại làng Tam Đường, xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, Thái Bình) là đất phát nghiệp, nơi đặt mộ tổ, các vua, hoàng hậu và công chúa nhà Trần, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia.

Hàng năm, tại đền Trần Thái Bình, người dân thường tổ chức lễ hội từ ngày 13 - 18 tháng Giêng âm lịch để tri ân công đức các vị vua Trần; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, hào khí Đông A, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ.

Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014; Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ năm 2023 đến nay, sự kiện Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh, gắn với tôn vinh lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...

Đền Trần Thái Bình tọa lạc tại làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
 Quần thể ngôi đền nằm trên khuôn viên rộng 5.175m2, với các hạng mục như như tòa hậu cung, tòa bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hóa vàng, ba ngôi mộ các vua Trần cùng nhiều công trình kiến trúc độc đáo...
 
 Trong đền thờ các vua Trần, Đức thánh Trần Hưng Đạo, Hoàng hậu và Công chúa triều Trần
 Đặc biệt trong quần thể đền Trần Thái Bình còn có các lăng mộ tổ tiên nhà Trần
 Cận cảnh khu Lăng Mộ Phần Trung Đức vua Trần Thái Tông
 Cảnh đó, quần thể ngôi đền với nhiều hạng mục có giá trị đặc biệt về kiến trúc...
 
 Trong không gian thờ tự còn lưu giữ nhiều sắc phong, câu đối, cuốn thư cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa và khảo cổ
 Chiếc chuông cổ được lưu giữ khá nguyên bản trong đền Trần Thái Bình
Lễ hội đền Trần Thái Bình diễn ra từ ngày 13 - 17 tháng Giêng hằng năm...
 Đây là dịp để tri ân công đức các vị vua Trần, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, hào khí Đông A, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử - văn hóa, năm 2014 Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt...
Trần Chiến

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực