Những món đồ chơi dân gian mang nét văn hóa người Việt

Thứ bảy, 22/09/2018 22:19
(ĐCSVN) - Đồ chơi Trung thu là một phần không thể thiếu làm lên phong vị của Tết Trung thu cổ truyền. Ngày nay, dù có nhiều loại đồ chơi hiện đại, nhưng đồ chơi truyền thống vẫn được nhiều bạn trẻ tìm về để đêm hội Trăng rằm thêm vui tươi, ý nghĩa.
Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch, ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm. Đối với các gia đình, Tết Trung thu là dịp đoàn viên, thăm hỏi người thân, ban ngày cúng tổ tiên, buổi tối bày cỗ thưởng trăng. Mâm cỗ thường có bánh mặt trăng, tôm cá, hoa quả… làm từ bột nhuộm màu sắc rực rỡ cùng các sản vật mùa thu như: Cốm, hồng, na, chuối, bưởi... Đồ chơi truyền thống gồm: Đồ chơi giấy bồi, đất, bột, gỗ, sắt tây, bông và giấy bóng kính... Vào đêm Rằm,  trẻ em rước đèn, múa sư tử, người lớn thưởng trăng, ăn bánh uống trà sen. Một số nơi tổ chức múa Lân, hát trống quân…

Trong những món đồ chơi truyền thống dịp Tết Trung thu, ông tiến sĩ giấy là món đồ chơi Trung thu thú vị của trẻ em vừa dùng để trưng bày, vừa có thể đem rước phố cùng bạn bè.


Người Việt luôn coi trọng việc học hành, vì thế trong cỗ Trung thu bao giờ cũng bày ông tiến sĩ bằng giấy để cầu mong con trẻ học hành tấn tới, đỗ đạt hiển vinh.


Ông đánh gậy trông trăng - món đồ chơi thường đi kèm với Ông tiến sĩ giấy, Ông đánh gậy trông trăng đặt cùng bên cạnh Ông nghè và Ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ Rằm tháng Tám để tạo thành bộ ba “văn hay, chữ tốt, sức khỏe dồi dào” cho trẻ em trong dịp Tết trung thu.


Mặt nạ giấy bồi - đồ chơi phổ biến của trẻ em xưa mỗi độ thu về.


Những loại đèn giấy làm bằng tre và giấy dó có chủng loại đa dạng, thịnh hành những năm 1913-1960, từng được bán trên các phố Hàng Gai, Hàng Đường...của Hà thành xưa cũ.


Đèn kéo quân là món đồ chơi độc đáo, ví như một màn diễn rối bóng tự động. Khi thắp nến, những hình ảnh được vẽ trong đèn sẽ hiện ra trên mặt đèn giống như rối bóng và xoay vòng do lực đẩy của luồng khí nóng tạo ra từ ngọn lửa.


Ông phỗng giấy - món đồ chơi Trung thu đơn giản nhưng được trẻ em thời xưa ưa thích.


Đồ chơi sắt tây, một thời là đồ chơi đắt giá của Hà thành. Các nghệ nhân làng Khương Thượng (Thanh Xuân – Hà Nội) tận dụng vỏ lon hộp và các công cụ làm đơn giản đã tạo ra hàng trăm món đồ chơi trống còi, thỏ, chim, gà, bướm…

hấp dẫn trẻ em.


Tò He món đồ chơi bình dị một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường. Làng Xuân La, xã Phượng Dực (Phú Xuyên - Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he. Không chỉ là một nghề mưu sinh, nặn tò he ở làng Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử,

bản sắc văn hóa Việt.


Đầu lân cũng là món đồ chơi không thể thiếu trong Tết Trung thu xưa. Loại đầu lân để múa này có nhiều kích cỡ, ngày nay vẫn được sản xuất và bày bán phổ biến. Việc tổ chức Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.


Vui Tết Trung thu, ngoài những chiếc bánh dẻo, bánh nướng, mâm ngũ quả… thì những món đồ chơi truyền thống là thứ không thể thiếu để tạo nên linh hồn của đêm hội trăng rằm.


Ngày nay có nhiều đồ chơi hiện đại nhưng các món đồ chơi truyền thống vẫn được nhiều người tìm về.

Ảnh: Học sinh trường THCS Hoàn Kiếm (Hà Nội) tham quan, tìm hiểu về lịch sử, cách làm đồ chơi truyền thống, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long dịp Tết Trung thu 2018.


Để đêm hội Trăng rằm thêm vui tươi, ý nghĩa, những năm gần đây, nhiều hoạt động giới thiệu về đồ chơi dân gian truyền thống được các đơn vị tổ chức vào dịp Trung thu hút rất đông học sinh, sinh viên ở Hà Nội và các địa phương. Những việc làm như thế đang giúp các em thiếu nhi hiểu biết thêm về vẻ đẹp văn hóa dân gian, về đêm Rằm tháng Tám mang bản sắc, phong tục truyền thống người Việt.

Bá Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực